Thực đơn chủ nhật

goi

1.Hôm nay làm được một món mới – một món bình dân là gỏi đu đủ khô bò. Nhắc tới món này là trí nhớ tự động quay ngược về những ngày đi học xì xụp nơi căn-tin trường giờ ra chơi, ăn gỏi đu đủ khô bò này như một thứ snack trước khi vô học tiếp. Nhớ vị đu đủ giòn giòn cay cay chảy nước mắt mà bỏ qua luôn điều kiện vệ sinh thực phẩm nhất là cái khoản bào đu đủ bằng tay và rửa chén bát cho tất tần tật vào một xô nước cứ thế nhúng đi nhúng lại tám mươi lăm lượt. Chị bán hàng thì cứ một tay bốc gỏi bốc rau rồi cũng cái tay đó thối tiền đếm tiền. Nay thời buổi công nghiệp rồi, chỉ 5 phút là đã có một dĩa gỏi đu đủ khô bò đúng điệu: đu đủ bào sẵn mua ở chợ ABC, khô bò và gan cháy mua ở tiệm Ba Lẹ, nước tương thì phải xài loại Kikkoman all – purposes mua ở siêu thị pha thêm chút dấm chút đường ớt tỏi bằm và nước lọc (thấy toàn “mua” không). Rửa rau thơm (rau quế) xong cho tất cả vô một đĩa, trộn đều, thế là mỹ mãn! Làm kiểu kết hợp này người ta gọi là cheating (nhìn tưởng công phu nhất là khoản thái sợi đu đủ) nhưng có ai ngờ chỉ nhờ láu cá vặt! Vấn đề là bạn phải biết mua chất liệu ở đâu cho ngon và biết cách nêm nếm nước chấm cho thật vừa miệng mà thoai!

2.Hôm nay đọc được một cuốn sách mà hông phải ai cũng thích – How to read literature like a professor của Thomas C. Foster. Hehe, trước giờ cứ nghĩ mình là biết đọc biết viết, đọc sao hiểu vậy (với một số thứ đơn giản), nay đọc xong cuốn sách này mới biết té ra mình đọc thì có đọc nhưng hông phải là professional/professor. Trước hết, như người thường như tui thì đọc sách chỉ biết có nhân vật gì, tên gì,dung mạo ra sao, làm nghề gì, mơ ước cái gì, chuyện gì xảy ra với cuộc đời của họ…Nhưng professional reader hay professor thì họ đọc theo kiểu khác, họ đọc dựa theo 3 điểm chính đó là Memory, Symbols Pattern. Memory là bạn phải đọc nghe xem rất nhiều, ghi nhớ chi tiết tác phẩm, để sau đó lỡ gặp một cái gì tương tự là bạn liên hệ ngay tức khắc như kiểu :”Where have I seen her before?”. Symbols là bạn phải có kỹ năng của Robert Langdon, giải mã các biểu tượng, nôm na là mưa không phải là mưa, ma cà rồng không đơn giản chỉ là ma cà rồng, hay con quái vật Grendel trong Beowulf thì hông chỉ là quái vật mà té ra nó còn là phần xấu xa tối tăm hắc ám mà chỉ có những khía cạnh tốt đẹp hơn trong con người mới có thể chế ngự và Grendel còn tượng trưng cho nhân vật Cain trong Kinh thánh. Pattern đó là những chuyện xảy ra theo trình tự – chàng gặp nàng, chàng chinh phục nàng, và mất nàng. Hay những gì ngây thơ thánh thiện thì sẽ phải chết — tóm lại là hễ có những hiện tượng như thế như thế xảy ra thì sẽ dẫn tới kết quả như thế như thế v.v Foster cho là không có tác phẩm nào là thực sự original mà chúng đều bắt nguồn, vay mượn ý tưởng hay kế thừa chất liệu từ những tác phẩm trước đó. Và “nếu nghi ngờ, cứ tìm về những giá trị cổ điển như Shakespeare, Thần thoại Hy Lạp hay Kinh Thánh”.

Sách chia làm nhiều chương ngắn có tựa đề rất nhí nhảnh với lối viết thân mật như đang chuyện trò nên cũng không đến nỗi quá khô khan, khó nuốt. Ví dụ ngay chương đầu tiên “Every Trip is a Quest” làm tui cảm thấy rất quen thuộc với 5 bước cơ bản như sau:

a.A quester
b. A place to go
c. A stated reason to go there
d. Challenges and trials
e. The real reason to go—always self-knowledge/self – discovery

Mấy bạn nào khoái coi thể loại phim hành trình như Thelma & Louies, The Motorcycle Diary,Sideways… đều có thể dễ dàng nhận ra công thức này. Hay phổ biến bình dân hơn thì chúng ta có Titanic. Chàng và nàng cùng leo lên con tàu tới New York. “stated reason to go there” là du lịch, thăm thú các danh lam thắng cảnh,hưởng thụ những giây phút xa xỉ thơ mộng trên con tàu hiện đại. Sau những thử thách và biến loạn thì té ra “the real reason to go” là Rose đã dùng tai họa tàu chìm để thử thách tình yêu của người tình how deep is your love trong khi Jack có real reason là sự tự khám phá té ra mình là một gã ngốc vì dại gái mà chết vì tình trong làn nước lạnh lùng, tất nhiên cái sự self-discovery này của Jack chỉ lóe lên khi anh đã đặt chân tới thiên đường.

Đến phần symbols thì ông Foster này nói còn hay nữa. Thật đúng là một giáo sư (ông vốn là giáo sư môn Anh ngữ tại trường Đại học Michigan)! Chẳng hạn như ma cà rồng không những chỉ là một loài ma mà nó còn tượng trưng cho sự ích kỉ, ham muốn tình dục của những gã đàn ông già nua với những cô gái trẻ đẹp (điều mà xã hội lên án), sự khai thác bòn rút trục lợi cạn kiệt người khác để làm lợi cho mình, sự làm mình mạnh lên bằng cách làm cho người khác yếu đi, từ chối việc tôn trọng quyền tự trị của người khác, đặt nhu cầu của mình lên trên tất cả nhu cầu của người khác… Liên tưởng gần gũi nhất của tui khi đọc tới đoạn này chính là chủ nghĩa cộng sản hehe. Vụ ma cà rồng này ổng đặt trong một chương có tựa đề là “Nice to Eat You – Acts of Vampires”. Trước đó là chương “Nice to Eat with You – Acts of Communion”. Theo Foster thì việc ăn uống là một hoạt động mang tính chia sẻ hay thậm chí chung đụng thân mật. Như trong bộ phim Tom Jones(1963) ra đời những năm 60s thì đã có cảnh hai nhân vật ngồi ăn với nhau, nhai nuốt, liếm láp, hì hục, mút ngón tay, mút đũa, rên rỉ vv và v.v Bởi vì giai đoạn đó sex vẫn là một điều cấm kị trên màn ảnh nên người ta phải dùng chuyện ăn uống phồn thực như vậy để ám chỉ tới cái chuyện kia. Theo Foster thì bất kì cảnh ăn uống nào trong phim cũng có ý ảm chỉ hay có sự kiện trong đó chớ không bao giờ ăn chỉ là ăn. (Đọc đoạn này tự nhiên tui nhớ phim Shark Tale có cảnh ăn uống giữa cá mập bố mafia và 2 cá mập con, 1 con ăn chay hiền lành đến tôm cũng hông dám ăn khi nghe nó van lạy còn con kia thì mặt rất hùng hổ, hai bên mép bu đầy ruồi nhặng – ăn mặn mà. Hay bữa ăn với gia đình hoàng gia bên vợ trong Shrek 2 🙂 Cảnh “ẩm thực nam nữ” người lớn hơn thì có cảnh trong 91/2 weeks hay Last Tango in Paris, tâm lý nặng nề như American Psycho cũng có cảnh ăn uống trong nhà hàng sang trọng và ánh mắt liếc nhìn tấm danh thiếp sang trọng đầy đè nén, hay như 1 fan đã bình luận về “best food scene” trong The Godfather: “Clemenza’s red sauce recipe, his quick plate of pasta while his victim-to-be waits in the car, and his devotion to his box of cannolis in The Godfather make him a world-class movie chowhound.” 😉

Một motif khá quen thuộc nữa được giới thiệu trong chương Hanseldee and Greteldum – những đứa trẻ bị lạc đường cố tìm lối về nhà, và trong cơn cùng quẫn chúng chợt nhìn thấy ánh đèn le lói chúng chạy tới mong tìm nơi nương náu thì té ra đó là ngôi nhà của mụ phù thủy. Motif này tui thường gặp trong các phim kinh dị mà The Texas Chainsaw Massacre là một vì dụ tiêu biểu. Nhiều khi tui cứ nghĩ mấy cái phim kinh dị đâu có gì hay ho đâu chị tui coi còn chui xuống gầm giường mà sao mình cứ há hốc mồm ra xem mãi. Thì ra lâu lâu hông coi lại thấy nhớ cái không khí cùng quẫn lạc lối bế tắc trong các bộ phim đó. Những đứa bé đi lạc dù có gặp ai trên đường, có đi tới đâu, thì đó cũng không phải là một sự cứu rỗi, mà chỉ là những ảo ảnh của hy vọng.

Tóm lại thì đây là một cuốn sách thú vị tuy nhiên không phải dễ đọc. Khi đọc bạn sẽ bắt gặp nhiều điều quen thuộc. Tác giả cũng liệt kê và phân tích khá nhiều các tác phẩm văn thơ, điện ảnh từ cổ điển đến hiện đại. Tuy nhiên có nhiều chương bị lặp ý và tất nhiên, nhiều tác phẩm mình chưa đọc chưa xem nên việc liên tưởng cũng khó khăn hơn.
book

10 thoughts on “Thực đơn chủ nhật

  1. 1. Toàn material đi mua mà làm lên trông hấp dẫn quá, bạn Pink chắc hông có vô Facebook của tui chứ tui cũng post hình mấy món ăn lên đó kekeke. Khô bò ở Ba Lẹ ngon hả, đừng mua khô bò ở Vua khô bò nha, vừa dở vừa mắc :D. Mấy thứ còn lại thì mua ở chợ nào cũng được, đu đủ bào thì miễn là tươi là được.

    2. Cuốn sách này chắc em MThi sẽ rất khoái. Mấy cái Memory – Symbol – Pattern thì mỗi người dùng một từ (như kiểu Fact – Metaphor – Plot v.v…) nhưng cũng chỉ muốn nhấn mạnh cái mục tiêu của composition: What (are you writing about)? Who (is your audience) ? How (does it happen)?. Riêng Symbol thì có related rất sâu với metaphor hay “hidden message”.

    Mấy cái phim kinh dị thời trước, nhất là zombies movie của George Romero rất hay có kiểu mượn chuyện zombies nói chuyện người bình thường nha. Zombies như kiểu người bị sai gì nghe nấy (yea, the fucking system again). Trong Night of the Living dead hay phim gì quên rồi còn có màn zombies trong khu vực thí nghiệm vùng dậy tiêu diệt cả thành phố, giết chết tên điều hành chương trình nghiên cứu hay gì gì đó, quên rồi :))

  2. Cái phim Beowulf hoạt hình còn hay ở chỗ xoáy vô được cái ý Gredel không phải là một con quái vật mà chẳng qua là con người biến chất mà thành và mỗi việc ta làm thì cái hậu quả “Grendel” gánh chịu khác nhau và Grendel này tiếp tục duy trì hết đời này sang đời khác bởi vì con người sao mà hoàn hảo tuyệt đối (To err is human mà ) :)). Great metaphor example.

  3. hinh mon an tren facebook la do ban sirius tu*. la`m hay do la mo* uoc? ban Pink khong xai facebook nen chua sang xem duoc, ma blog moi nay ban Pink co ddda(.t link cua Wandering Chopsticks cung la 1 dau bep chuyen ve cac mon an VN rat hap dan a’ :))

    ghe lam nhe, cai may bay gio no hong cho go co dau even ca tren Word, sap toi chac het viet duoc entry roi luon qua. Restart may lan van khong duoc :((

    O*` kho bo o Vua kho bo` qua do*?, cai gi ma nghe no^? Vua chua nay kia la biet dzom roi hehe :))

  4. Ôi anh Sirius chỉ được cái hiểu em. :”> Em đang định nói cuốn này có vẻ thú vị quá, em đang tìm ebook down về nè. :”>

    Đọc sách đúng là không đơn giản chút nào. Nhiều người chỉ đọc sách vì bị cuốn hút bởi nội dung chứ không để ý các chi tiết, mà nhiều chi tiết rất là ý nghĩ và tinh tế, và ta phải đọc kĩ mới hiểu được.

    Đĩa khô bò của chị trông ngon quá đi.

  5. Chết rồi, thế là type tiếng Việt trên Word cũng ko được, khổ nhỉ. Mình hỏi loanh quanh mấy bạn xài tiếng Việt với Unikey chạy ngon lành, hông hiểu sao bạn Pink lại bị như thế nữa.

  6. Hay quá. Phần thứ 2 í. Còn khô bò phải ăn bằng dĩa bằng nhôm bình dân, xí xí một xí chắc là sẽ thấy ngon hơn. hehe

Leave a comment