Quick review: The Lost Symbol

the_lost_symbol

1.The Lost Symbol, cuốn sách mà Dan Brown mất 6 năm để hoàn thành, vừa tung ra hôm 15 tháng 9 vừa rồi. Tui không phải là một fan điên cuồng của Dan Brown, nhưng trong không khí ảm đạm lờ mờ của những ngày chớm thu nóng bức lồng lộng những cơn gió Santa Ana khắc nghiệt cuốn tung những bụi phấn cùng thú vui ra rạp coi phim, tui quyết định dồn hết đam mê và sức mạnh vào việc thanh toán cuốn sách dày hơn 500 trang đầy những biểu tượng và câu đố này. (Theo Wiki, ngày đầu tiên tung ra cuốn này đã bán được hơn 1 triệu bản (trên tổng số 6.5 triệu bản in) gồm bản bìa cứng và e-book tại Mỹ, Anh và Canada, lập kỷ lục về adult novel bán nhanh nhất trong lịch sử). So với The Da Vinci Code, cuốn sách này được viết gọn gàng, sáng sủa và dễ hiểu hơn nhiều. Ngay từ những trang đầu tiên, Dan Brown đã đưa ra một câu trích dẫn như một cách kích động hay lên tinh thần (dằn mặt) cho người đọc: “To live in a world without becoming aware of the meaning of the world is like wandering about in a great library without touching the books.” (nếu mấy người tảng lờ đi những biểu tượng rắc rối trong cuốn sách này của tui thì quý vị cũng giống như thằng khờ đi lang thang giữa đống sách quý mà không đọc chữ nào). Những hé lộ đầu tiên về Facts trong cuốn sách cũng mang tinh thần kích động như thế – đại loại là năm 1991, CIA đã công bố về sự phát hiện của họ về một “kho báu thất lạc” nằm đâu đó dưới lòng đất, kho báu thuộc về “the lost world” cùng những kiến thức vô song, nay không biết trôi dạt nơi nào. Rồi tất cả các địa danh, tác phẩm nghệ thuật, chi tiết lịch sử, các tổ chức hội đoàn…trong cuốn sách đều là thật. Thử tưởng tượng, vừa ngồi ỏng ẹo uống café vừa được cầm tay lùng sục đào bới khắp Washington D.C với những điểm sáng long lanh danh tiếng của nó kèm lời giải thích của một trí tuệ cỡ bự như Robert Langdon xem ra cũng thật là khoan khoái! Cảm thấy mình sao mà thông minh thế!

2.Mở đầu câu chuyện cũng thật ly kỳ. Robert Langdon, trong một ngày bình thường, bỗng nhiên nhận được bản fax từ người hướng dẫn/bạn thân/sư phụ của mình là ông Peter Solomon – một tay giang hồ cộm cán hiện đang cầm đầu bảo tàng nức tiếng Smithsonian (“giang hồ cộm cán” là theo cách nói của tui chớ thực ra ông Solomon này là một người xuất thân từ dòng họ danh giá giàu sang, phong thái lịch lãm, có kiến thức sâu rộng thông thái hơn cả Langdon, anyway càng về sau câu chuyện thì bạn đọc càng chứng kiến cuộc phiêu lưu rùng rợn của ông này còn quá giang hồ). Bản fax yêu cầu Langdon kêu điện thoại cho Solomon. Sau cú điện thoại chớp nhoáng, Langdon tức tốc đáp máy bay riêng đến tòa nhà U.S Capitol để tung ra bài phát biểu hấp dẫn liên quan tới các biểu tượng – nghề của chàng, tại căn phòng sáng giá nhất tòa nhà này là National Statuary Hall. Đúng kiểu của sách dạng high-profile rồi nhé – chơi toàn những thứ dữ dằn, sang trọng, lừng danh. Thế rồi, khi Langdon chạy trối chết tới căn phòng đó thì ngỡ ngàng nhận thấy căn phòng hoàn toàn trống rỗng. Thiên hạ đi đâu hết rồi? Những kẻ elite đó không biết sự kiện quan trọng của đêm nay hay sao? Anh vội gọi điện thoại cho cái số trong bản Fax thì được nghe một loạt câu trả lời và mệnh lệnh ghê rợn rã rời. Kịch tính dâng cao ngay từ những trang đầu tiên của cuốn sách.

Đang đứng buồn rầu giữa căn phòng trống rỗng không biết đời mình sẽ về đâu thì bỗng nhiên Langdon nghe một tiếng con nít khóc thét lên ở một căn phòng gần đó. Dân chúng bỏ chạy nháo nhào. Anh vội chạy sang nơi xảy ra bạo động thì thấy một cảnh tượng thật là ghê gớm: một bàn tay đang chĩa thẳng lên trời. Căn phòng này có nhiều bức tượng nên Langdon thoạt đầu đã nghĩ ôi xời có gì đâu mà ầm ĩ, chỉ là một cánh tay giả thoai mà. Nhưng tiến lại nhìn lom lom vào đó thì thấy lớp da có gì đó sờ sợ, y như tay người thật. Nói thiệt, đọc ngang đây tui đã nghĩ ngay tới chuyện đây là cánh tay thật vừa bị chặt ra. Vì hồi nhỏ, tui có đọc cái truyện về một tay bác sĩ đam mê nghệ thuật, cha này có sở thích là giết chết tuốt luốt các bệnh nhân của mình rồi đổ sáp lên trên, bọc kín hết, tạo thành những bức tượng bằng sáp thật sống động! Bảo tàng sát nhân. Đọc ngang đây là tui nhớ ngay cái truyện đó. Y như rằng, Langdon sắp muốn ói khi nhận ra đây là một cánh tay tươi sống, bị xuyên qua cọc gỗ để giữ cho nó chĩa thẳng lên trên. Nếu là một người xem bảo tàng có máu lạnh cỡ như bưởi Si thì lập tức y thị sẽ đứng im trầm tĩnh nhún vai, nhủ thầm cỡ đó mà thấm béo gì, lôi hết lục phủ ngũ tạng ra xóc tỏi xào lăn ông còn chưa sợ, sá gì một cánh tay. Máu me cỡ đó thì thấm béo vào đâu! Nhưng đây là Langdon, một con người hào hoa phong nhã, chỉ quen đọc và giải mã sách vở thánh hiền, làm sao mà chịu đựng cho xiết!. Mà cái đáng sợ hơn cả đó là dựa vào chiếc nhẫn có khắc hình con phượng hoàng 2 đầu và số 33 anh đã nhận ra đây là cánh tay của Solomon – người bạn thân tên Buồn.

Theo như cú điện thoại vừa nhận được, một kẻ nào đó đang bắt giữ Solomon. Để đổi lấy mạng sống của bạn mình, Langdon phải lần theo các biểu tượng nơi bàn tay đó để tìm tới một kho báu của những điều bí ẩn cổ đại đã thất lạc. Kho báu đó được cất giấu sau một cánh cổng bí mật nằm đâu đó trong Washington D.C. Bàn tay, hay là The Hand of Mysteries, là một biểu tượng nổi tiếng, như một lời mời vào một thế giới cổ đại huyền diệu. Kho tàng những bí mật vô song đó cần được trao lại cho bàn tay của một người xứng đáng. Trên hai ngón tay của Solomon, Langdon nhìn thấy một ngôi sao và một chiếc vương miện – hai biểu tượng quen thuộc của giáo phái Masons. Và Solomon là một tín đồ hàng đầu của Freemasonry. Khác với những tôn giáo khác với đặc điểm ABC (Assure (salvation), Belief và Convert (other people), Masons không chỉ đích danh một đại diện niềm tin nào như God, Allas, Jesus, Buddha … mà chỉ nói về một higher power. Mà họ cũng không bao giờ nói hay gọi tên higher power đó là gì, chỉ nói đó là Supreme Being hay Architect of the Universe. Khái niệm God xuyên suốt trong The Lost Symbol, có thể tóm tắt ngắn gọn trong chữ Apotheosis – tức là con người không phải là vật thể nằm dưới God mà tự bản thân con người transform thành God.

Tham gia cuộc truy lùng kho báu và giải mã các biểu tượng cùng với Langdon còn có Anderson – Security Chief của tòa nhà U.S Capitol, Sato – Director of C.I.A Office of Security (bộ phân chuyên giám sát điều tra các điệp viên). Đó là đội quân hăng hái lúc ban đầu, chứ chạy nhảy chơi bời một lúc là tan đàn xẻ nghé, đầu voi đuôi chuột, mỗi người một hướng cắm đầu cắm cổ chạy hết từ Smithsonian Support Center, George Washington Masonic National Memorial, Freedom Plaza đến U.S Botanical Garden, Washington National Cathedral, Washington Monument…

3.Tui không có ý spoil gì ở cái truyện này. Chỉ là một vài chi tiết khêu gợi trí tò mò của bạn đọc. Kể này giờ bở cả hơi tai vậy chớ thực ra chưa hết chục trang đầu của cuốn sách. Đủ biết là tài nhồi nhét dữ kiện và hù dọa về mật mã của Dan Brown là tài ba lỗi lạc tới mức nào. Mới vô là gợi hứng liền. Vd, Langdon tìm mãi không thấy thông tin gì khác từ hai ngón tay giơ lên của bàn tay, mới đoán là phần còn lại có lẽ nằm trong các ngón tay đang nắm chặt. Sếp CIA nghe thế liền lấy cây bút móc luôn mấy ngón tay kia ra theo một phong cách rất côn đồ, bất chấp lời can ngăn của Anderson là phải đợi phía điều tra, thấy hiện dòng chữ:

IIIX 885

Đọc mãi chả có nghĩa gì cả (chữ La Mã nó không ghi số 7 là IIIX mà ghi là VII – theo Langdon). Lui tới một hồi thì Sato lại vặn ngược bàn tay cuối cùng nó ra thành:

SBB XIII (tức là căn phòng SBB 13 nằm dưới tầng hầm của tòa nhà U.S Capitol). Langdon cũng có lưu ý là không bao giờ có 2 hệ thống chữ như La Mã và Ả Rập nằm trong cùng một dòng mà phải nhất quán, nên tất cả phải được đọc theo hệ thống La Mã.

Hehe, ly kỳ không các bưởi? Mà đó mới là foreplay mào đầu nhè nhẹ mà thoai, càng về sau mức độ phức tạp quái đản của các biểu tượng càng được đẩy lên tới mức hóa mù sa mưa, có khi quất luôn cả hàng chục biểu tượng, hình vẽ ngoằn nghèo nhăng nhít không cách gì hiểu nổi. Thấy choáng ngợp quá đi mất! Ly kỳ nhất là Dan Brown còn sử dụng tới các magic squares như là magic square của danh họa người Đức Albretch Durer trong bức Melencolia I vẽ năm 1514 hay Order 8 Square của Benjamin Franklin. Đọc lui đọc tới hoàn toàn không hiểu gì hết! Cũng có nhiều đoạn lãng mạn đáng yêu kinh khủng. Hehe. Như là đoạn Langdon tìm ra cái kim tự tháp bị cụt mõm và nói là đây là Unfinished Pyramid – một biểu tượng nổi tiếng về một quá trình phát triển không ngừng, một câu hỏi còn bỏ ngõ khiêu khích sự cố gắng của con người. Muốn hoàn thiện cái kim tự tháp cụt mõm này thì cần lắp vào đó một cái gọi là stalisman để cho nó complete. Theo suy nghĩ của một đứa bộp chộp như tui thì kim tự tháp cụt mõm tức là đã là thứ bỏ đi rồi, nên đem đi bán đồng nát, ai ngờ nó có ý nghĩa hay ho đến thế! Thực ra, ý tưởng lãng mạn này chỉ là một trong những tia sáng trong tinh thần say sưa đam mê tích cực của Dan Brown thoai các bưởi. Đọc quyển này dù cứ phải rống lên đi tìm các lời giải âm u xa vời nhưng cũng luôn nhận ra sự say sưa tìm tòi nghiên cứu về lịch sử và thế giới của Dan Brown. Có phải chính niềm đam mê luôn hừng hực soi rọi vào những thứ cổ xưa ủ dột đó đã làm cho sách của Dan Brown bán chạy như vậy?

Theo tui thì truyện này không có bất ngờ hay twist nhiều. Ngay từ đầu, truyện đã cho biết rõ mặt của hung thủ (villain) . Những đoạn flashback của gã villain này đã giải thích hoàn toàn ngọn ngành câu chuyện, từ động cơ đến mục đích làm hàng. Nghe đâu Hollywood đang mấp mỏm dựng cuốn này thành phim. Tui cũng không hình dung nổi lên phim thì sẽ có gì để xem trong hơn 1 tiếng vì cốt truyện khá đơn giản, ít có bất ngờ, điểm hấp dẫn chủ yếu nằm nơi các biểu tượng và cách Langdon lý giải chúng, dẫu rằng yếu tố bạo động nằm rải đều trong suốt cuốn sách như hương vị mù tạt cay xé lưỡi lẩn khuất đâu đó trong những miếng sashimi. Nhất là một trường đoạn khá hấp dẫn, nghẹt thở, ớn lạnh, lại diễn ra hoàn toàn trong môi trường tối đen như mực của phòng lab. Thật là uổng phí quá! Lẽ nào Dan Brown lại không hề nghĩ tới Hollywood đang mòn mỏi chờ đợi câu chuyện đê mê hứng thú của mình mà chơi một đòn chí mạng đến như vậy. Xét về đối thoại thì cuốn này khá dễ đọc, thoại đơn giản, rõ ràng, có khi hài hước, nằm tràn lan đầy nhóc. Mở bất kỳ trang nào ra cũng nghe giải thích và chất vấn đến ngộp thở. Nhưng lên phim mà cứ cho nói mãi thì coi chừng khán giả tưởng đang ngồi xem dự báo thời tiết và lăn quay ra ngủ.

4.Way lại với đoạn bưởi Si đứng trước bàn tay tươi sống giơ lên, thấy lòng thờ ơ giá lạnh. Lại liên hệ tới một bài viết nhỏ của bưởi Phang về mối liên hệ giữa nhân vật trong phim và người coi phim. Thoạt đầu, cứ tưởng là chỉ có Langdon liên hệ với ông Solomon chứ dân đen như mình thì chả liên hệ gì. Nhưng càng đọc thì càng nhận ra té ra là có liên hệ. Số là trong cuộc chạy đua giữa khoa học hiện đại với kho báu minh triết cổ đại, đã có ý kiến cho rằng con người ngày càng tin vào những thành tựu khoa học hay phát minh kỹ thuật mà họ có, để rồi ngày càng trở nên xa rời với the truth. Đồ chơi, công nghệ mới ra đời lập tức phủ nhận ngay niềm tin của thế hệ đi trước. Để rồi con người cứ học hoài học mãi, nghiên cứu tùm lum rồi nhận ra mình không hề biết gì hết. So với sự hoành tráng kiêu sa nhưng somehow xa cách của Angels and Demons, người đọc dễ tim thấy mối liên hệ gần gũi giữa mình với các nhân vật trong The Lost Symbol bởi “xương sống” chính của truyện bó gọn trong một bi kịch gia đình. Băng qua một khu rừng rậm rạp giăng đầy hoa lá biểu tượng của Dan Brown, các bưởi sẽ nhận thấy mọi chuyện càng lúc càng trở nên sáng sủa, gọn gàng, cho tới khi tất cả trở nên nhẹ bẫng, như một hành trình tâm linh đầy xáo trộn trước khi đạt tới cõi vĩnh hằng. Langdon, ngay từ đầu câu chuyện, đã ra sức giải thích cho sếp CIA Sato biết là “làm gì có cái cửa quái nào, cái mà người ta gọi là ancient portal hay gateway đó thực ra chỉ là một thứ metaphor (phép ẩn dụ) về một sự mặc khải, soi rạng trong tâm trí của con người”. Langdon vẫn luôn là một người không tin hay hoài nghi vào những thứ gọi là thần thoại, huyền thoại, truyền thuyết, và luôn giễu cợt về điều đó. Mục đích của cuộc chạy đua của Langdon cùng một số bạn khác cuối cùng cũng chỉ để tới một thế giới cổ đại bí ẩn nằm giữa Washington D.C đô hội. Họ có đến được đó hay không? Thế giới đó có thực sự hiện hữu? Ai là người “worth it”? Và The lost symbol – đó là gì?

Cuốn sách đã trả lời rốt ráo hết các câu hỏi đó. Nhiều người thích đoạn kết đó. Nhiều người không. Còn tui, lại một lần nữa, nếu Hollywood quyết chí dựng cuốn sách này thành phim, thì đoạn kết này là một thách thức với họ.

39 thoughts on “Quick review: The Lost Symbol

    • Hehe viết dài vậy chứ không có spoil đâu, chỉ hé mở mấy đoạn intro vào truyện thoai, còn spoil qua loa mấy thứ râu ria, phần chính không hề đụng tới. Truyện ông này trang nào cũng đánh đố, nếu spoil thì spoil tới sáng mất. Anyway cũng sợ làm hỏng cảm xúc của bưởi nên tốt nhất là đọc truyện trước đi . Mềnh không chịu trách nhiệm hehe.

  1. hay quá àh, chòi oi làm tui mún đọc sách quá dù tui đang bị tẩu hoả nhập ma 😦 ko có dám đọc hay xem cái gì khác hết!!!

  2. ồ, bưởi Phang now đang trong bóng tối dày đặc của phòng lab rùi – phải tập trung cao độ. Chúc Phang thành công với những gì mình đang focus và sẽ thưởng thức ngay bộ phim The lost Symbol thật hoành tráng sau đó 😀

    Bên này sách đang on sale giảm 30% hihi

  3. Hôm nay mới xem lại cặn kẽ :)). Bữa còm măng là bưởi mới để cái teaser thôi. Plot của cha Dan Brown này chán ha, cũng nhiêu đó à. Kỹ thuật sắp xếp sự kiện (facts) thì quá xuất sắc rồi. Mới đầu tui thấy cái ý Langdon comes home là đã nghĩ đến “Rầu, National Treasure tập 3 rầu” :)), hóa ra cũng ko khác mấy. The Masons (hay còn được nhắc nhiều hơn bởi cái tên The Freemasons) là một hội kín gồm nhiều trí thức và nhà khoa học có tiền thân là Illumanati (trong Angels & Demons có nhắc thì phải) khi thoát ly chắc chắn phải mang theo nhiều của cải và nhiều bí mật trong đó hé hé.

    Lúc trước tui nhận thấy Mỹ và VN không khác mấy, cũng trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ thực dân. Thậm chí, dân Mỹ toàn là thứ đầu trộm đuôi cướp, ma chê quỷ hờn từ châu Âu dạt sang Tân Thế Giới mà sao xây dựng nước Mỹ ngon lành quá. Từ ngày có Dan Brown chỉ điểm (ờ cám ơn Dan Brown) nên tui mới vỡ lẽ, hóa ra backbone của nước Mỹ là từ những nhóm người trí thức này, cộng thêm việc cai trị mớ dân đầu đất đầu trộm đuôi cướp di dân từ châu Âu thì hỏi sao Mỹ ko mạnh được.

    Đoạn số 4 bưởi viết hay quá à. Viết hay quá làm tui thêm mất hứng thú với cuốn này :)). Chắc có thành kiến với cha Dan Brown từ cuốn Da Vinci Code. Riêng cuốn Angels & Demons thì hay hehehe.

  4. Còn dzụ thản nhiên trước bàn tay thì cũng chưa chắc, có khi mới thấy cũng hết hồn thiệt hé hé. Mà có điều do coi phim kinh dị từ nhỏ nên chai dần dần (mới 8-9 tuổi mà coi The Fly rùi đó – ông bà già thiệt chịu chơi :)) ). Thằng bạn làm CA cũng cho coi mấy cái hình chụp người chết: chết đuối, chết do súng, mất tay mất chân tè le mà cũng ko thấy gì. Chắc phải chứng kiến tận mắt thì mới sợ quá hé hé hé.

  5. Cái vụ người sáp thì trong phim House of Wax có em Paris Hilton lấy ý tưởng này rồi. Lúc trước xem 1 phim kinh dị cũ cũ cũng có làm về đề tài này, lâu quá chỉ nhớ mang máng.

  6. Bưởi Si thiệt là hông nghe lời, đã dặn đừng có đọc, để che dấu cái sự nói xấu dèm pha của mềnh về bưởi Si, cuối cùng bưởi cũng đọc 😦 nên bưởi tức tốc trả thù bằng cách nói móc “Đoạn số 4 bưởi viết hay quá à. Viết hay quá làm tui thêm mất hứng thú với cuốn này” hehe. Mà tui chưa coi truyện Angels & Demons, chỉ mới xem phim và đọc The Da Vinci Code, mà cũng thấy là ông này lặp lại ở các chi tiết gây hấp dẫn. Xét riêng về mặt bạo lực – giết người, thì cuốn này đơn giản hơn nhiều so với các cuốn khác của Dan Brown và thể loại thriller/ crime novel nói chung, nên cái làm ổng stand –out đó là kiến thức về lịch sử, kiến trúc, hội hoạ, khoa học cổ đại. Biết thế nhưng vẫn cứ nộp mạng, như ăn phải bùa mê thuốc lú vậy. Vì tò mò nữa. Tui nghĩ sau cuốn này chắc ổng thôi không cho ra thể loại giống như thế này nữa mà chuyển sang một đề tài mới. Anyway phong cách viết hấp dẫn ly kỳ thì đâu phải ai cũng đạt được cỡ như Dan Brown. Bỏ đi thì phí.

    Thì dân Úc tổ tiên của họ cũng rặt một đám tù tội bị tụi Anh mang thuyền chở đến coi đó như 1 nhà ngục khổng lồ. Ai ngờ từ đó đã vươn lên 1 nền văn hóa đa sắc tộc pha màu sắc thổ dân cực kì đặc sắc. Ở Mỹ này tui nghe những bậc cha anh kể lại là dân Việt Nam hồi mới sang đây cũng quậy tới bến, ma túy gangster bắn chém tùm lum, nhưng dần dần bị police và hệ thống pháp luật trị cho khó mà ngóc đầu lên được nữa. Tức là cũng biết sợ. Biết đi vào khuôn phép chớ không dám làm bừa như giữa chốn không người.

    Một quốc gia mà những người gây ảnh hưởng lớn nhất thuộc thành phần trí thức, có ý thức đóng góp cho cái chung thì chắc chắn là tốt hơn 1 quốc gia bị screwed up bởi chủ nghĩa cộng sản toàn trị, đầu óc chỉ lăm lăm nghĩ tới lợi ích cá nhân. Tính đa dạng, tự do phát triển về mọi mặt cũng bị chủ nghĩa cộng sản đè bẹp, như một lưỡi dao đồ tể chém ngang qua lịch sử và sự phát triển của đất nước, thì làm sao có thể phát triển. Tui chả biết được những năm trước khi xảy ra 2 cuộc chiến tranh với Pháp – Mỹ thì tình hình bi đát tới mức nào, nhưng từ 1975 trở đi (là 1 giai đoạn mà tui trải qua, sống qua) thì chỉ thấy suy đồi và xuống dốc đến thê thảm. Mãi rồi cũng không biết văn hóa VN là nền văn hóa gì, có những đặc tính gì nổi bật – tất cả nay chỉ là một màu nhờ nhờ, nhợt nhạt. Có 1 bà kia sang Mỹ từ 1975, lâu lâu cả chục năm mới về VN chơi ít ngày, nói với tui: “VN vậy là coi như hòa bình rồi, chỉ có nạn Cộng sản nữa thôi chứ nói chung là cũng ok rồi”. tui nghe xong chả biết trả lời làm răng nữa. Thôi thì, lâu lâu bả cứ ghé chơi như 1 visitor, ngoạn cảnh, ăn những món ngon vật lạ, nghe những lời ngợi khen, chúc tụng, rồi về lại Mỹ. Vậy mà khỏe – hehe 🙂

    • Nạn Cộng sản. Hay! Tui hay nói kiếp trước vụng tu nên kiếp này mới bị sống ở VN, may mà cuối đời có ăn năn hối hận nên giảm án cho làm dân miền Nam. haha.

      Bạn Pink review hay quá. Tui đã đọc 3 quyển của Dan Brown, hầu như đều thức trắng để đọc. Có điều hơi khó chịu vì các bản dịch đều rất ẩu và vô trách nhiệm với công việc dịch thuật (chắc bạn cũng biết cái vụ dịch ẩu tả Mật mã Da Vinci lúc trước). The Lost Symbol lần này chắc cũng không ngoại lệ (nghe nói sẽ phát hành ở VN đầu năm 2010). Tiếng Anh lại không đủ tốt để đọc bản gốc. 😦

      • chời, sắp dịch The Lost Symbol ở VN hả? Cuốn Da Vinci Code lần trước đã bị chửi là thảm họa dịch thuật rồi, cũng từ vụ đó mà pà con sau này khi dịch sách đã phải dòm chứng hết sức. Mà nói thiệt, cái nghề dịch thuật ở VN nếu không vì đam mê, yêu thích hay ước mơ đóng góp/chuyển tải nôm na là lý tưởng truyền bá văn chương văn hóa đến với đại chúng, thì là một nghề bạc bẽo – tiền trả thì ít, sơ hở 1 chút là có bạn đọc đem lên diễn đàn soi mói, bêu riếu, chì chiết trăm bề, mà ngôn ngữ/tiếng Việt nói chung cũng đa dạng nên nhiều khi chì chiết theo kiểu cảm tính – cá nhân vậy thoai chứ cũng không phải chuyện đúng sai.

        Cuốn The Lost Symbol này tui thấy cũng dễ đọc, dễ hiểu, không có nhiều từ khó hay “đồ chơi” xa lạ với thực tế VN. chắc sẽ ok thôi.

  7. The Da Vinci Code (2003) đến nay vẫn được biết tới như cuốn nổi tiếng nhất của ông này. Angels and Demons ra đời trước đó (2000) nhưng không hot bằng. Thực ra ông này viết không nhiều, The Da Vinci Code là cuốn thứ 4 của ổng đưa tên tuổi ông nổi lên như cồn, còn 3 cuốn trước đó là Digital Fortress, Deception Point, Angels $ Demons thì ít gây tiếng vang.

    Nhưng marcus có thể bắt đầu ngay từ The Lost Symbol cũng được. Thứ nhất là sách đang on sale 30%, member Barnes & Nobles thì 40%, và cố gắng nhân dịp nó đang hot thì dùng ngọn lửa đó hâm nóng niềm đam mê của mình, ăn tươi nuốt sống, nếu thấy được thì lần ngược về quá khứ.

    Mà tự nhiên tui có linh cảm là marcus sẽ hông thích cuốn nào hết, (bưởi Phang có thể thích vì nó liên wan nhiều tới kiến trúc/hội họa) mà chỉ hợp với phim của chú Ba mà thoai. Hehe.

  8. Ừa, cái đoạn đó thấy cưng viết quá sắc, khen thiệt lòng mừ :)), móc méo gì đâu. Thì cũng tính mua rùi đọc trên máy bay đó, nhưng plot chán quá thì cũng ngủ như thường hihi.

    Công nhận, cái cốt lõi khác nhau nó nằm ở đó. 😀 Nên giờ thông suốt rồi kekeke.

  9. Ờ tui dễ ngủ lắm :)) ngủ trên máy bay wài à :D, kiếm gì đọc để khỏi phải ngủ thôi

    @Marcus: bưởi đọc Angels & Demons đi, tập đầu của Langdon’s adventure. Kế đến có thể đọc Da Vinci Code và Lost Symbol, hoặc đọc Lost Symbol như bưởi Pink nói vì văn phong đơn giản dễ skimming hơn :))

    • Bưởi nói cả chục năm rùi mới về VN, ngủ trên máy bay hoài à đâu mà hoài – chắc là máy bay bà già hahaha

      The Da Vince Code nó hot vì có dính tới tôn giáo nên gây tranh cãi/chửi bới thoai. Theo mềnh thì marcus không nên đọc cuốn nào hết (không hợp tạng nhẹ nhàng trữ tình duyên dáng ôn hòa của marcus mà chỉ toàn gây shock tình tiết giật gân), chỉ tập trung coi phim của bưởi Phang và bưởi Ba sữa tươi bạo chúa rùi viết review, trong khi bưởi Si ngủ say trên máy bay bà già 😀

  10. Hahaha, chục năm ở đây về được 2 lần, 5 năm về lại mà…với lại đi domestic cũng nhiều mà. Cưng đa nghi quá =)). Còn vụ máy bay bà già thì sợ máy bay ngáy to quá không biết có ngủ được không =))

    • “Sợ” là thế nào nhỉ? Đã trải qua rồi thì phải chia động từ theo thì quá khứ hoàn thành chứ. Ai lại dò dẫm như đi đánh dậm thế kia. Mà nếu máy bay ngáy to thì thức dậy cũng tốt chớ sao.

      Hihi, đùa chút thôi. Mềnh đâu có đa nghi ngờ gì đâu. Bưởi Si thì đạo đức sáng ngời ai cũng biết đâu cần phải thanh minh dài dòng rắc rối. Keke

  11. Đang cần ngủ mà ngáy to bên tai sao ngủ được ;)), nói bâng quơ thế thôi, ai dò dẫm gì đâu :)) cưng nhạy củm quá 😛

  12. ò, tui thích đọc sách gì cung cấp kiến thức một cách giã nhuyễn cho mình thui, hehehe… tui chỉ mới đọc cuốn Da Vinci Code với Angels and Demons, chưa đọc 2 cuốn kia. Thiệt ra tui cũng lười đọc sách lắm… hic…

  13. Mới ra Borders wất cuốn magazine special edition làm companion cho The Lost Symbol nè, nghĩ cuốn này đọc còn hay và dễ hơn sách nữa vì nhiều hình ảnh và facts bên lề :))

  14. Wow, nghe hay đó. Tui cũng sẽ đi tìm cuốn đó xem sao. Thi thoảng mềnh cũng thích và có nhu cầu xem hình. Hí hí. Hơn nữa đọc truyện rồi có background thì xem hình sẽ thú vị hơn nhiều 😀

    Mà cuốn tạp chí đó tên là gì? Bưởi Si tính đọc cuốn đó trước hay là đọc quyển sách trước?

  15. Anh Si với chị Pink đối đáp nghe dịu dàng tình cảm ghê. Đọc bài review của chị thấy hay mà đọc comment của anh chị cũng thấy thú vị nữa ^^

  16. Tui mới đọc được 1 article trong cái companion, thấy coi bộ cũng hấp diêm lắm hehe. Nó nhắc lại mấy câu đố giấu trong cuốn sách Da Vinci Code (cuốn bìa màu đỏ thì phải, sau này in lại chắc ko còn) để link tới cuốn Lost Symbol này. Trang web của Dan Brown hồi đó cũng làm cuộc thi giải mã bí mật nữa. Để đọc thêm 1 chút rùi dịch. Dạo này đi học nên cũng không có nhiều thời gian lắm hihi

    @Chutem: cám ơn nha 😛

  17. ừa, chắc cuối tuần này mới đi Borders được, trước giờ toàn đi Barnes N’Noble không à 😛

  18. Tui hông ở LA, tui với bạn Pink ở quận Cam mà. Cái Borders bưởi nói tui biết rồi nhưng hông có ghé bao giờ hehe, chỉ ghé cái gần nhà thôi.

  19. @marcus: vậy thì lại càng nên ghé vì quận Cam sẽ để lại cho 2 bưởi những dấu ấn khó quên hehe 😛 mà nói chung, đi với bồ thì nơi đâu cũng thành những dấu ấn khó quên như dấu chân Thánh Gióng vậy 😀

  20. @Pink: thực ra hồi đó Tiden rủ xuống dự sinh nhật (trời ơi hôm nay là đúng 2 năm nè) dưng mà cuối cùng quyết định ở lại LA đi nghe Beethoven đó.

    @Sờ: nhầm không hả, trên miền Bắc Cali có những bãi biển đẹp rụng rời mà không người luôn đó.

  21. Híhi không những bãi biển đẹp mà đồ ăn Việt Nam cũng rất ngon, tâm hồn ăn uống của marcus sẽ được thỏa mãn bởi những món đặc sản như Bánh cuốn, phở, bún chả, bún bò Huế… Ăn phở bún đây rùi dzìa Việt Nam ăn không còn thấy ngon bằng nữa, hic. Chắc tại khẩu vị quen bên đây rồi. Đồ ăn ở San Jose với San Diego không ngon và phong phú bằng dưới này đâu,

    Thế mới hay, người bận rộn/đắt mối hay có nhiều options quá đôi khi cũng không phải luôn luôn sung sướng, marcus nhỉ?

    Bưởi Si cứ mèo khen mèo dài đuôi với địa phương chủ nghĩa, tinh thần Local Youth cao độ làm mềnh mắc cỡ quá hehe.

  22. Vừa đọc xong cuốn này luôn! Cảm ơn chị Pink vì nhờ review hấp dẫn thú vị của chị bùng cháy thành ngọn lửa tò mò & đam mê dẫn dắt em qua mấy trăm trang sách đầy học thuật mật mã.

    Lâu rồi mới đọc sách và có cảm giác thoải mái như vậy. 🙂

Leave a reply to Marcus Cancel reply