Quick review: Little Bee

Little Bee, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh/phóng viên tờ The Guardian, Chris Cleave, là một câu chuyện đầy bi kịch được kể bằng một giọng văn sinh động và hài hước. Tui thích cuốn sách này của Chris Cleave không chỉ vì nó đề cập tới một trong những vấn đề thời sự (người tị nạn) mà còn vì phong cách và ngôn ngữ báo chí rất ngắn gọn, rõ ràng pha châm biếm kiểu Anh – điềm tĩnh, lịch lãm, sâu lắng, tưng tửng mà cứ làm người ta nhớ mãi, suy nghĩ mãi. Cũng có khi, vì cuốn sách tới với tui trong một giai đoạn khi tui không còn thích thú với những chuyện tình lê thê éo le kịch tính hay những cảnh tượng, câu chuyện fancy hay fantastic hay có những nhân vật tính cách dữ dội, quái gỡ , tài năng kỳ dị phi thường hay có sắc đẹp mê hồn. Cuốn sách mở ra từ câu chuyện của Little Bee – cô gái 16 tuổi người Nigeria đã trốn chạy khỏi đất nước đầy tai ương nghèo khổ và nguy hiểm của mình để sau đó mắc kẹt 2 năm trong trại tị nạn Anh và sáng hôm đó là buổi sáng cô (cùng với 3 cô gái trẻ khác) sắp được trả tự do. Little Bee, cô gái Nigeria bé nhỏ với thân phận bọt bèo nhưng lại muốn nói tiếng Anh như Nữ hoàng với một nỗ lực vượt thoát khỏi hoàn cảnh và thân phận trôi dạt của mình.

Mỗi một cô gái trước khi được phóng thích đều được gọi một cú phone để kêu một chiếc taxi chở mình đi, mà thực sự cũng không biết đi đâu, gặp ai, vì họ hoàn toàn cô đơn trên một đất nước  xa lạ. Họ cũng chẳng có tiền. Mà họ vẫn gọi phone. Chris Cleave đã rất tài tình khi viết ra câu chuyện của mình dưới giọng điệu của một cô gái cùng thứ tiếng Anh của nhiều sắc dân (eh, said the girl in the purple dress, but dis ooman ain’t got no mo-tee-VAY-shun. Ain’t dat right darlin? And she stared at the girl with the documents, but the girl with the documents just shrugged and looked down at her Dunlop Green Flash shoes. Ain’t dat de truth, said the girl in the purple dress, and she turned back to me. It’s up to yu, darlin. Yu got to talk us out a here, fore dey change dey mind an lock us all back up.) Và khi đến lượt Little Bee, cô đã quay số tới một người đàn ông cô gặp trong một ngày định mệnh trên bờ biển Nigeria:

I dialled another number. This was the telephone number from the business card I carried in my see-through plastic bag. The business card was damaged by water. I could not tell if the last number was an 8 or a 3. I tried an 8, because in my country odd numbers bring bad luck, and that is one thing I had already had enough of.

A man answered the call. He was angry.

“Who is this? It’s bloody six in the morning.”
“Is this Mister Andrew O’Rourke?”
“Yeah. Who are you?”
“Can I come to see you, Mister?”
“Who the hell is this?”
“We met on the beach in Nigeria. I remember you very well, Mister O’Rourke. I am in England now. Can I come to see you and Sarah? I do not have anywhere else to go.”

There was silence on the other end of the line. Then the man coughed, and started to laugh.

“This is a wind-up, right? Who is this? I’m warning you, I get nutters like you on my case all the time. Leave me alone, or you won’t get away with it. My paper always prosecutes. They’ll have this call traced and find out who you are and have you arrested. You wouldn’t be the first.”
“You don’t believe it is me?”
“Just leave me alone. Understand? I don’t want to hear about it. All that stuff happened a long time ago and it wasn’t my fault.”
“I will come to your house. That way you will believe it is me.”
“No.”
“I do not know anyone else in this country, Mr O’Rourke. I am sorry. I am just telling you, so that you can be ready.”

 

Lời giới thiệu in đằng sau cuốn sách khá hấp dẫn:

This is the story of two women. Their lives collide one fateful day, and one of them has to make a terrible choice, the kind of choice we hope you never have to face. Two years later, they meet again – the story starts there …

Summary: WE DON’T WANT TO TELL YOU TOO MUCH ABOUT THIS BOOK. It is a truly special story and we don’t want to spoil it. Nevertheless, you need to know something, so we will just say this: It is extremely funny, but the African beach scene is horrific. The story starts there, but the book doesn’t. And it’s what happens afterward that is most important. Once you have read it, you’ll want to tell everyone about it. When you do, please don’t tell them what happens either. The magic is in how it unfolds. — Simon & Schuster

Và vì nhà xuất bản đã ghi rõ như vậy nên tui cũng sẽ không nói gì (nhiều) thêm. Tui chỉ có thể nói rằng: cấu trúc cuốn sách này được chia làm 2 phần xen kẽ nhau: hầu như đều đặn thay phiên nhau mỗi chương là giọng kể của 2 người phụ nữ: Little Bee – cô gái Nigeria đang tìm cách sống sót ở Anh và Sarah, một phụ nữ da trắng khoảng 30 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu Anh với một công việc hào nhoáng (biên tập viên của một tạp chí thời trang nổi tiếng) đang trong giai đoạn mid-life crisis sau một biến cố kinh khủng của cuộc đời cùng với sự theo đuổi một câu hỏi mà (tầng lớp) này thường có: làm sao để cho cuộc sống của mình có một ý nghĩa thật sự, đâu là ý nghĩa của đời sống này? Sarah là vợ của Andrew, một phóng viên, và cũng là người đàn ông mà Little Bee đã gọi điện thoại trong buổi sáng cô sắp được trả tự do từ trại tị nạn. Những chương viết xen kẽ với giọng điệu, ngôn ngữ khác hẳn nhau đã làm cho cuốn sách thêm phần sinh động và đa chiều.

Ngoại trừ Little Bee, cô gái có lối kể chuyện và diễn tả thật trong trẻo, những nhân vật trong tiểu thuyết này đều là những con người phức tạp với những mâu thuẫn cá nhân không thể sẻ chia. Họ có thể ích kỉ, vô luân, có những lý tưởng để theo đuổi và những bế tắc tuyệt vọng, nhưng đa số họ là những nhân vật mang màu xám, không có gì đen trắng rõ ràng. Sarah, vợ Andrew, đã từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng rồi sau đó cô rơi vào vòng tay của một tình nhân đầy đam mê trong khi vẫn tiếp tục cuộc hôn nhân của mình mà (dường như) rất ít khi question về điều đó, cách kể chuyện của cô làm người ta có cảm giác như cô ít khi thấy ăn năn hay trăn trở nhiều mà coi đó là một chuyện hết sức tự nhiên. Nhưng mặt khác, cô có những ước nguyện được giúp đỡ người khác, những giây phút đầy nhiệt huyết trong một ánh sáng có thể gọi là “lý tưởng”. Những nhân vật trong Little Bee đều làm, đều nói những lời có thể làm bạn ghét hay không thích trong giây phút này, nhưng sau đó lại cảm thấy thông cảm hay đồng cảm trong một giây phút khác. Đó là nét độc đáo trong cách xây dựng nhân vật của câu chuyện.

Cách xây dựng đó khiến câu chuyện trở nên thật hơn, đời hơn, người hơn, những chương kể dưới giọng văn Little Bee là những trang mộc mạc, tự nhiên với sự so sánh lạ lùng giữa những nước văn minh và lạc hậu, nhưng mặc khác Little Bee cũng là một cuốn tiểu thuyết đầy kịch tính với những căng thẳng, tình tiết và xung đột hay lối miêu tả được đẩy căng lên không ngừng, đến mức có những đoạn làm bạn phải chóng mặt. Viết về thân phận người tị nạn hay các trại tập trung là đề tài lớn nhưng không hề dễ dàng để viết về nó một cách hấp dẫn, lôi cuốn và tình cảm với sức lay động lớn lao mà tránh không rơi vào hai thái cực: hoặc quá u ám ngột ngạt tù túng hoặc quá thống khổ thê lương. Chris Cleave đã làm được điều đó bằng lối viết nhẹ nhàng, hài hước nhiều trang thủ thỉ như đang tâm tình nhưng ông vẫn không quên yếu tố kịch tính của tiểu thuyết nên cứ nhãng đi một chút là ông quăng mạnh vào những chi tiết gai người. Đó cũng là cái tui không thích ở cuốn sách này dù biết rằng nếu thiếu đi những xung đột những cao trào được đẩy tới tận cùng thì không thể gọi là novel được. Little Bee cũng làm tui nhớ tới Nhật ký Anne Frank bởi tính thơ mộng và đa cảm của nó, như một nhành hoa mềm mại vươn lên từ sỏi đá khô cằn nhờ tâm hồn và cái nhìn của người kể chuyện bất chấp thực tế nghiệt ngã.

Tóm lại Little Bee là một câu chuyện cảm động màu xám và bạn cần một cái đầu thật tỉnh táo để đọc nó vì cẩn thận, nó có thể vươn ra chộp gáy bạn bất cứ lúc nào và khiến cho bạn giật mình khi đang chìm dần vào giọng văn thủ thỉ châm biếm quyến rũ. Nếu bạn đã chán với những chuyện tình sướt mướt hay hào nhoáng, những câu chuyện nặng nề ngột ngạt đầy thù ghét và chống đối cũng về đề tài người tị nạn những sách chính trị khô khan hay lên án tội ác diệt chủng của phát xít Đức hay những cuốn sách đẫm tình dục bạo lực “trần trụi, xác thịt và điên rồ” của Ling Lei , thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Có những trang tui không đọc nổi do quá căng thẳng, nhưng bù lại có rất nhiều trang tui đã gặm nhấm chậm rãi vì sự duyên dáng của nó 😛

Vài doạn trích:

“To be well in your mind you have first to be free.”

“I ask you right here to agree with me that a scar is never ugly. That is what scar makers want us to think. But you and I, we must see all scars as beauty… because take it from me, a scar does not form on the dying. A scar means, I survived.

“On our honeymoon we talked and talked. We stayed in a beachfront villa, and we drank rum and lemonade and talked so much that I never even noticed what color the sea was. Whenever I need to stop and remind myself how much I once loved Andrew, I only need to think about this. That the ocean covers seven tenths of the earth’s surface, and yet my husband could make me not notice it.”

 

“Isn’t it sad, growing up? You start off like my Charlie. You start off thinking you can kill all the baddier and save the world. Then you get a little bit older, maybe Little Bee’s age, and you realize that some of the world’s badness is inside you, that maybe you’re a part of it. And then you get a bit older still, and a bit more comfortable, and you start wondering whether that badness you’ve seen in yourself is really all that bad at all. You start talking about ten per cent.”

“What is an adventure? That depends on where you are starting from. Little girls in your country, they hide in the gap between the washing machine and the refrigerator and they make believe they are in the jungle, with green snakes and monkeys all around them. Me and my sister, we used to hide in a gap in the jungle, with green snakes and monkeys all around us, and make believe that we had a washing machine and a refrigerator. You live in a world of machines and you dream off things with beating hearts. We dream of machines, because we see where beating hearts have left us.”

 

“in your country, if you are not scared enough already, you can go to watch a horror film.  Afterward you can go out of the cinema into the night and for a little while there is horror in everything.  Perhaps there are murderers lying in wait for you at home.  You think this because there is a light on in your house that your are certain you did not leave on.  And when you remove your makeup in the mirror last thing, you see a strange look in your own eyes.  It is not you.  For one hour you are haunted, and you do not trust anybody, and then the feeling fades away.  Horror in your country is something you take a dose of to remind yourself that you are not suffering from it.

For me and the girls from my village, horror is a disease and we are sick with it.  It is not an illness you can cure yourself of by standing up and letting the big red cinema seat fold itself up behind you.  That would be a good trick.  If I could do that, please believe me, I would already be standing in the foyer.  I would be laughing with the kiosk boy, and exchanging British one-pound coins for hot buttered popcorn, and saying, Phew, thank the Good Lord all that is over, that is the most frightening film I ever saw and I think next time I will go to see a comedy, or maybe a romantic film with kissing.   But the film in your memory, you cannot walk out of so easily.  Wherever you go it is always playing.  So when I say that I am a refugee, you must understand that there is no refuge.”

 

 

 

2 thoughts on “Quick review: Little Bee

  1. Em đọc mà muốn đến chết người truyện có 1 cái kết đẹp để mình thoải mái tâm tường, mà ko có, tác giả để 1 cái kết lửng lơ, có chút bùn bã như vậy làm tâm trạng sau khi đọc xong thấy chênh vênh quá chị…

  2. thực ra tác giả để cái kết như vậy là rất đúng với thực tế xã hội nhất là ở nhiều nước văn minh nơi mà người tị nạn vẫn luôn là vấn đề nóng hổi, gây nhiều tranh cãi và chưa có hướng giải quyết rõ ràng dứt khoát. Tác giả là 1 nhà báo thì chắc chắn còn nắm rõ vấn đề hơn nữa và ông ta biết rằng đó là 1 vấn đề không thể giải quyết rốt ráo, luôn sôi sục và nó đã kéo dài rất lâu. Chị thích truyện này vì ông ta là 1 nhà báo nên biết cách đưa ra vấn đề mà không thuyết phục hay biện minh để kéo người đọc về 1 phía (take side). Ông ta chỉ trình bày vấn đề rất open , cho các nhân vật tranh cãi về nó, rồi để quyền suy nghĩ/suy xét cho người đọc – đúng là 1 nhà báo đích thực 😛

    Khi đọc truyện, tới đoạn Little Bee bị cảnh sát văn hỏi khi Charlie mất tích chị đã thấy ngột ngạt rồi, tới khi cô bị bắt và rồi những tình tiết tiếp theo sau đó dẫu có xảy ra thì trong đầu chị vẫn nghĩ tới 1 cái gì đó rất bế tắc, bất kể chuyện có diễn biến ra sao.

Leave a reply to edenrock Cancel reply