Archive | February 2012

Quick review: Journey 2, The secret world of Arrietty & The Vow

1. Trước khi đi vào loạt review chớp nhoáng thì chúng ta lại tiếp tục dòng cảm hứng rất animal của tớ. Đây cũng có thể là entry tung tóe của tớ trước lúc về Việt Nam (sẽ không blogging thường xuyên vì tớ không mang laptop về do phải bưng xách quá nhiều) nên entry cũng đánh dấu một thú vui hiện giờ của tớ là làm Hunter of the night – chuyên săn mồi theo đơn đặt hàng của các bạn từ Việt Nam. Sở dĩ tớ chọn các mặt hàng lấy cảm hứng từ animal vì chúng funny và ít khi bị lỗi thời.

Càng gần tới ngày về thì nhu cầu về giỏ trong các chị và các mẹ lại càng gia tăng. Với một xứ sở đông đúc, đầy rẫy các wán cà phê  như Việt Nam thì một cái giỏ đẹp lại càng là món đồ trang sức không thể thiếu của các cô gái (công sở – sành điệu). Thế nên tớ ngồi trầm ngâm nhớ lại những nguồn hàng khả dĩ. Trí nhớ mơ hồ đưa tớ về một ngày xa xưa với một em đồng nghiệp cũ. Buổi chiều. Ánh nắng quái hanh hao rún rẩy trên mảnh sân rộng ngay ngắn những chiếc xe hơi nằm ngoan ngoãn. Em nhận được một kiện hàng. Vừa cầm dao rạch xoèn xoẹt trên những mối dán kiên cố, em vừa cười vừa nói: “Đi làm mệt quá, em tự thưởng cho mình cái giỏ này”. Trong ánh sáng vàng nhạt yếu ớt của buổi hoàng hôn, căn phòng bỗng rộn ràng hẳn lên bởi một chiếc túi màu camel trang nhã. Tớ chỉ kịp nhìn vào địa chỉ gửi hàng và đó chính là Bluefly.

Đôi khi, chỉ cần một keyword cũng làm nên chuyện diệu kỳ. Cái tên Bluefly ơ hờ đi xoẹt qua trí nhớ như một vệt sao băng nay chợt lóe lên và bám cứng vào não bộ như một nét khắc vào đá. Tớ mò vào Bluefly trong buổi sáng sát lễ Presidents’ Day. Rất nhiều handbags đang on sale với giá rẻ bất ngờ. Sau hai ngày càn quét, đây là những gì sẽ được mang theo:

Một túi crossbody da rắn màu cát sa mạc của Botkier. Botkier được sáng lập bởi một cô gái vốn từng là người chuyên chụp hình thời trang nên thiết kế túi xách của cô nổi tiếng về “functionality with style” (nhiều nhãn thời trang hay bị mâu thuẫn giữa tính chức năng và thiết kế). Tớ thích giỏ Botkier vì chúng đơn giản, không rườm rà, hiện đại và tất nhiên, rất “thực dụng” trong chức năng:

Năm nay tớ có duyên với rắn. Một giỏ crossbody khác cũng lấy cảm hứng từ sand snake với sự kết hợp 2 màu yêu thích của tớ là đen và beige thêm sợi dây kim loại chìm. Kiểu dáng rất trẻ trung, đi với váy áo một màu sẽ rất nhí nhảnh :

Giỏ Gustto này thì thiết kế và hình dáng rất classic. Màu đỏ nổi bật cho các gái thích get attention, tạo điểm nhấn hay để diện vào dịp Giáng sinh:

Riêng tớ thì đang ngắm nghé em này (chưa mua vì còn chờ giá tốt), tên của em là Folina. Dạo này đang thích các dạng túi versatile có thể sử dụng theo nhiều cách:

Còm em này thì đã mua được, cũng thuộc hạng mục da thú (hình st not me) và có tông màu tớ thích. Tóm lại, khi mua đồ, màu sắc luôn là yếu tố đầu tiên để tớ quyết định có lấy hay không:

Buổi sáng sớm sau khi order loạt túi xách trên Bluefly thì tớ theo thói quen lướt ván quanh quẩn để rửa mắt. Thì bỗng nhiên màn hình nhảy ra cái box kêu có muốn chat với personal shopper của họ không. Tớ bấm nút No, thanks vì nghĩ có chat cũng chả có chiện gì để nói. Ngừi thông minh quen thuộc với môi trường online chỉ cần liếc sơ đặc điểm nhân dạng cùng các thông số ngắn gọn đã hình dung ra thực tế chói lọi hay phũ phàng gòi. Thế rùi tớ nhảy vào mục sale và hiện ra trước mắt tớ là các giỏ mới mua hôm qua nay đã được giảm thêm 10%. Bluefly không cho cancel order, với lại trong thời điểm mua hàng chụp giựt dầu sôi lửa bỏng tớ không có thời gian lần mò đọc hết các policy về price adjustment. Rồi các box mời chat lại hiện ra lần nữa. Tớ bấm nút Yes, để thử 1 lần xem sao. He he, thì ra nói qua nói lại 1 hồi thì cái ngừi personal shopper đã giúp làm price adjustment cho tớ giảm thêm được một số tiền. Sao mà iu thế! Mình bi giờ đã thành “gái chat” – ngồi nói chiện cũng ra tiền, sao lại có cái loại công việc béo bở dễ dàng như vậy nhỉ  😀

2. Bây giờ sang mục review wen thuộc, đa phần là phim giải trí vô bổ vì thời gian này tớ chỉ thích xem thể loại này. Hết shopping lại xem phim cháy nổ, trai đô gái hot. Đời đơn giản như một bài thơ!

The secret world of Arrietty là bộ phim hoạt hình của studio Nhật Ghibli (các phim Spirited Away, Princess Mononoke, Howl’s Moving Castle) thực hiện dựa trên một tác phẩm của Anh mang tên The Borrowers ra đời năm 1952 của tác giả Mary Norton. Arrietty 2012 do Disney phân phối, có các nhân vật trông nhang nhác nét lai giữa người da trắng và Nhật Bản, thiên nhiên Nhật Bản cùng accent Mỹ có thể được xem như là sự pha trộn khéo léo nhiều hương vị để cho ra một bộ phim hoạt hình mang tính toàn cầu.

Arrietty có câu chuyện cực kỳ đơn giản về những người tí hon sống dưới hầm nhà của một gia đình và tự họ gọi mình là The Borrowers. Những người tí hon này cũng có ngôi nhà nhỏ xíu riêng của họ và họ sống nhờ vào những vật “vay mượn tạm” từ thế giới con người như những viên đường, khăn giấy, vụn bánh quy, cây kim sợi chỉ v.v Câu chuyện của Anh nhưng bộ phim lại mang một màu sắc rất Nhật Bản thể hiện qua những nét vẽ mềm mại, tươi tắn về thiên nhiên rất gần gũi với thơ haiku (giọt mưa trên lá). Đặc biệt, tỉ lệ to -nhỏ đã được thể hiện rất thành công:

Thế giới rộng mở thoáng đãng đầy nguy hiểm bên ngoài là một tương phản hoàn toàn với thế giới trong căn phòng nhỏ tù túng nhưng an toàn với bà mẹ luôn bồn chồn lo lắng và rất mực ồn ào (vì lo lắng):

Arrietty là câu chuyện về coming of age với những vấn quen thuộc như nỗi háo hức tò mò muốn được tung cánh và khám phá cuộc đời rộng mở thay vì răm rắp nghe theo lời bố mẹ. Để vào đời, cô bé Arrietty đã được bố huấn luyện nhiều kỹ năng sống cũng như lời dặn dò cô phải luôn luôn giữ bí mật về sự hiện diện của mình (và gia đình) vì nếu bí mật không còn là bí mật thì họ sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng. Thế nhưng Arrietty từ khi gặp một chú bé ngừi thật và nảy sinh tình bạn trong trẻo xuyên biên giới với chú bé này thì quên luôn lời cha dặn dò. Chú bé này là dân Tokyo (?) được đưa lên ngôi nhà nằm dưỡng bệnh. Trong thời gian thui thủi một mình, suốt ngày đọc sách và vuốt ve con mèo, quá buồn chán, cộng thêm ngôi nhà locate trong một khu vực xa rời hẳn với chốn phồn hoa đô hội xung quanh chỉ có chim kêu vượn hú không một bóng người ngoài bà quản gia mặt rất hãm tài và gian ác thì tình bạn nảy sinh như một điều hết sức hiển nhiên:

Với tớ thì đây là một bộ phim đơn giản nhất mà tớ từng xem. Phim chỉ loanh quanh với dăm ba nhân vật, bối cảnh cũng chỉ trong nhà, dưới hầm nhà và ngoài vườn cùng các đồ vật và thiên nhiên bình dị. Bưởi nào có kỹ năng quan sát và kết nối lego chỉ cần đọc những dặn dò ngắn ngủi dưới các bức hình của tớ là đủ đoán ra nội dung câu chuyện. Phim nhẹ nhàng như hơi thở khẽ khàng giữa thời bom tấn cháy nổ ầm ào. Như một gam màu lạ. Một cơn mưa phùn bay ngang thành phố cổ. Rất đẹp, rất thơ, và tĩnh lặng tinh tế như người Nhật và văn hóa Nhật. Dù phần sau của bộ phim hơi tẻ so với mình thì đây cũng là một hương vị lạ đưa mình trở về với một phần đời sống êm đềm cùng những nhộn nhạo không thể thiếu của thời mới lớn!

3. Journey 2 (3-D) là bộ phim có nội dung còn đơn giản hơn Arrietty. Nói chung giới thiệu mấy cái phim có thêm mấy số 2,3..ở sau đuôi kiểu này rất nhọc người vì phải cung cấp thêm nhiều thông tin râu ria background liên wan tới bộ phim như là đây là phần tiếp theo của phim The Journey to the Center of Earth (2008) dựa trên tiểu thuyết của Jules Verne (Journey 2 dựa trên tiểu thuyết The Mysterious Island cũng của Jules Verne và có bối cảnh chính được quay phần lớn ở Hawaii). Ngừi hùng của Journey 1 là Brendan Fraser đã bỏ chạy thoát thân ra khỏi phần 2 do quá bận rộn và thay thế vào đó là diễn viên trẻ Josh Hutcherson. Việc Brendan Fraser quyết định mất dạng khỏi phần 2 xem ra là một quyết định khá khôn ngoan khi mà Journey 2 chỉ là một mớ thập cẩm lai tạp từ Jurassic Park tới Avatar cộng thêm body bốc lửa của Vanessa Hudgens cùng các cơ bắp chắc nịch của Dwayne “The Rock” Johnson. Giống như là đạo diễn Brad Peyton sau khi được quăng cho một cục tiền cộng với hai múi thịt nhấp nháy trên cơ thể lực lưỡng của Dwayne Johnson cùng bộ sậu làm kỹ xảo hùng hậu đã quyết định kết hợp đủ thứ hầm bà lằng để cho ra một nồi lẩu hoa quê hương đầy ắp hương vị nhiệt đới: những con chim và bông hoa khổng lồ rực rỡ, những loài cây hoang dã và hung dữ, những loài thú cổ quái dị, các màn rượt đuổi và cháy nổ ì xèo… Nói chung phim hợp với những ai thích đi du lịch tham quan nơi này nơi khác hoặc cưỡi ong phi vun vút kèm ngừi đẹp ngồi xà nẹo cheo leo phía trước. Về kỹ xảo thì phim làm tốt, tới nơi, chỉ có cái ôm đồm nhiều quá và không sáng tạo mà chỉ lo sao chép nên phim không đem lại cảm giác gì mới mẻ dù giá vé 3-D khá mắc. Tuy nhiên, nếu chê thì tui cũng không chê quá vì phim cũng đạt được mục tiêu “phiêu lưu, mạo hiểm” và màu sắc thì vằn vện khỏi phải bàn:

Phim đúng kiểu trai đô (Dwayne) gái hot, phiêu lưu chèn tình cảm mới lớn lãng mạn:

Thám hiểm khám phá Hawaii với giá $17 (đồng):

4. The Vow: Phim này mới nghe cái tựa với đọc sơ plot cũng biết là thuộc thể loại phim dành cho gái với lại sến như con hến thắp nến trên bến sông Hương rồi. Với những phim mà mới nghe hơi (nồi chõ) đã quyết định rút lui thì tui lại hay được rủ/cho vé đi coi đơn giản vì đó thường là những phim tui chưa coi, còn phim tui thích và để ý thì thường tui đã coi khi phim mới chiếu gòi.

The Vow là gì? Đó là những lời mà những đôi uyên ương nói với nhau khi làm lễ cưới, tay trong tay và mắt trong mắt: “For better or for worse, for richer or poorer, in sickness and in health, until death do us part.” Hằng năm, tính riêng ở Mỹ, có tới hàng chục hàng trăm ngàn đôi uyên ương đã nói với nhau như vậy. Và cũng theo thống kê cũng của Mỹ về tỉ lệ ly dị thì hơn một nửa số trong các đôi uyên ương đó đã không giữ được lời thề. Chuyện đời, chẳng ai nói trước hay hứa hẹn được điều gì vĩnh viễn hay mãi mãi. Thế nên, chúng ta nghe về những rạn nứt hay tan vỡ của hôn nhân với thái độ thản nhiên. Và thế nên, chuyện nhắc và đưa ra bằng chứng về The Vow trong bộ phim cùng tên bỗng trở nên một điều gì đó mang tính lý tưởng và tiểu thuyết. Thế nên, người ta mới quyếtđịnh chiếu phim này trong dịp lễ Tình nhân.

Câu chuyện trong phim được giới thiệu là “lấy cảm hứng từ sự kiện có thật”. Thế nên, nếu như phim có quá sến và quá vô lý thì chúng ta đã có thực tế để đổ lỗi rồi. Không phải tui mang nặng thành kiến trong đầu trước khi xem The Vow. Đơn giản là từ lâu tui không còn xem những bộ phim tình cảm lãng mạn rất “gái” như thế nữa, cũng như việc từ lâu ngày Valentine đối với tui đơn giản chỉ là một ngày đầy tính thương mại khi các nhà kinh doanh nhân danh tình yêu ra sức bán tống bán tháo những mặt hàng trông rất creepy như trái tim đỏ máu to gấp hàng chục lần tim thật, thú nhồi bông, bông hồng mạ vàng hay các nhà hàng thì gia tăng đáng kể lượng đèn cầy cùng giá tiền các món ăn trong menu của họ. Tình yêu thật sự đâu cần gồng mình lên chứng tỏ trong chỉ một ngày cùng những hô hào hãy yêu nhau đi, yêu cho thật mãnh liệt vào =))

Đi xem The Vow hôm đó đa số là gái trẻ, hoặc các cặp iu nhau tre trẻ chắc là đang trong giai đoạn cưa cẩm à ơi gì đó. Cốt truyện xoay quanh chuyện tình (Hàn Quốc) của Leo (Channing Tatum) và Paige (Rachel McAdams) . Đại loại Paige là cô gái con gia đình quýstộc, nhà giàu, đang theo học luật theo ý muốn của ba mẹ, có vị hôn phu là luật sư danh giá. Rồi đùng một cái, Paige gặp Leo. Hai ngừi iu nhau tha thiết. Paige trở thành một con ngừi khác: cô trở nên phản kháng gia đình, xa lánh cha mẹ, cô bỏ ngang chương trình luật và trở thành một nghệ sĩ điêu khắc tự do. Cô lấy Leo – một nhạc sĩ kiếm sống bằng studio đang struggling của mình (đoạn này rất giống với Love Story nhé). Trong một lần lái xe trên đường trong một đêm mưa tuyết, đường trơn trượt, ngang đoạn dừng đèn đỏ thì họ tuy đã lấy nhau nhưng vẫn nhí nhảnh như các sinh viên, đã thọc lét nhau, Paige đã tháo dây an toàn để (xà nẹo) với Leo và Ầm một cái, một chiếc truck ngu ngốc đã đâm ầm vào đuôi xe họ. Paige bắn vọt người ra ngoài mũi xe vỡ kính. Hai ngừi được đưa vào bệnh viện. Leo thì phục hồi nhanh chóng còn Paige sau khi tỉnh dậy đã bị mất trí nhớ, hem nhận ra Leo là ai, hem nhớ mình đã lấy chồng. Trí nhớ đưa cô quay ngược về ngang đoạn cô vẫn còn đầm ấm yên vui với cha mẹ mình cùng vị hôn phu luật sư. Nhiệm vụ của Leo lúc này là từng bước để giúp Paige gợi nhớ và trở lại cuộc hôn nhân vốn đang hạnh phúc của mình.

Phim này thu hút các gái kể ra cũng đúng. Đầu tiên phải kế đến Channing Tatum với thân hình 6 múi của mình. Có lẽ đạo diễn cũng biết điều đó nên đã cho anh khỏa thân hay bán khỏa thân tối đa, ngay cả trong tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt giữa mặt nước giá băng rất dở hơi bơi ngửa. Kiểu như đã khỏa thân thì khỏi cần diễn xuất gì cho mệt! Body hấp dẫn của Tatum góp phần không nhỏ trong xu hướng thoát ly thực tế (escapesism) của bộ phim. Một cô gái vừa qua khỏi tai nạn, được một người đàn ông đẹp trai, lực lưỡng, quyến rũ so hot và (quan trọng ơn cả) là một mực thủy chung vốn là chồng mình ra sức chinh phục mình lại từng bước một như thời hai đứa chưa hề quen biết nhau. Hơn trên tất cả, người đàn ông rất hot này đã bỏ hết: công việc và sự nghiệp, chỉ để tập trung quan tâm đến cảm xúc và feeling của chính cô mà thôi. Anh đã cùng cô làm vô số trò lãng mạn và silly của việc hẹn hò như cùng nhau thi ăn chocolate, cùng nhau cởi quần áo lao xuống mặt nước buốt giá của Chicago giữa mùa đông để rồi dù mai lại cô có đối xử với anh tàn tệ cũng cam lòng… Người đàn ông quyết tâm chinh phục cô gái đã quên lãng mình để làm gì và vì đâu? tất nhiên là vì anh có lý do của riêng anh. Tất nhiên là nó phải yêu lắm lắm nên nó mới chịu làm như thế, chứ ai hơi đâu sau bao nhiêu khổ nhọc cưa cẩm nay lại phải bắt đầu lại từ số 0, quá sức mệt mỏi và mất thì giờ mà chưa biết cái vụ kia nó có cho hem nữa hay lại ăn tát ngay lập tức (con gái chúng hay tát như mèo hí hí). Và biết đâu, chọn lựa để cô gái với trí nhớ đứt đoạn của mình quay lại với quãng đời cũ , trước khi gặp anh , bên cha mẹ và vị hôn thê cũng chưa hẳn là một chọn lựa tồi vì cô xem ra rất hạnh phúc vui vẻ khi gặp họ.

Channing Tatum thì tui hem có ý kiến gì dù vai diễn một người chồng người yêu ân cần lãng mạn xem ra hơi ép cho anh. Với khuôn mặt đờ đẫn, nhiều khi cảm thấy anh thật bị quá ép khi phải vào vai diễn sến đầy cảm xúc và dằn vặt thay vì đưa cho anh một bộ Xbox để anh chém giết và giải trí như hàng ngàn thanh niên khác cho nó thoải con gà mái và hợp với tự nhiên. Hợp với nững gì mà Thượng đế và tạo hóa đã ban cho một gã đàn ông! The Vow là bộ phim dành cho gái, nên nó biến nhân vật nam ép mình dưới các tiêu chuẩn mà gái thích và gái đang kỳ vọng. Những chuyện hồng tím, silly, những cử chỉ dịu dàng mềm mại (hí hí), quyết tâm chinh phục vợ … quả thật không chỉ làm Leo mệt mỏi mà ngay cả tui là người chứng kiến cũng thấy thật khổ thân và khổ tâm hết sức cho anh. Cho cảnh ngộ anh đang bị đặt vào để từ đó phải cật lực biến mình thành một con người khác.

Còn Rachel McAdams, như tui đã từng nói trong bài quick review về Midnight in Paris, nét đẹp của em này thường mang tới cho em những vai diễn kiểu nữ sinh lãng mạn, xinh xinh, cá tính hay hay kiểu The Notebook chứ không thể đưa em lên hàng ngôi sao rực sáng hay đào chính. Thế nên, vai diễn Paige rất hợp với Rachel McAdams vì nó hay hay, nhẹ nhàng, lãng mạn kiểu học trò. Nếu có trách thì hãy trách là mình đã không còn ở trong giai đoạn và độ tuổi thích hợp để ngồi xem câu chuyện tình lãng mạn sến vãi của 2 em.

Một điều cần phải nói thêm đó là vì coi 2 phim Journey 2 và The Vow khá gần sát nhau nên tui đâm ra bị ép mắt bởi body lực lưỡng đầy cơ bắp của 2 anh Channing Tatum và The Rock hơi nhiều, đến mức gần như bội thực. Bọn 24 Hour Fitness thay vì dụ dỗ người mua membership vào những cuộc đàm thoại hoa mỹ dài dòng kiệt sức không lối thoát về chương trình training phù hoa và đắt đỏ với các personal trainers để có body đẹp lẽ ra nên tặng vé xem 2 phim Journey 2 và The Vow cho các thành viên fitness với lời nhắn gởi “đội ngũ personal trainers của 24 Hour Fitness sẽ đem lại cho bạn vòng bụng phẳng lì của Vanessa Hudgens hay cơ bắp săn chắc và vồng ngực cuồn cuộn của Channing Tatum chỉ sau 2 tháng” hay tổ chức cuộc thi “đếm xem có bao nhiêu múi trên thân hình Channing Tatum, phần thưởng là 3 tháng tập tạ free ở 24 Hour Fitness” v.v và mi vân. Riêng tui sau khi xem 2 phim trên bỗng nhiên thấy ngán ngán với tiêu chuẩn ăn khách dễ dàng với các phim bom tấn hay phim chi phí lớn của Hollywood: những mẫu đàn ông cơ bắp hay gái hot xuất hiện nhan nhản như một mô hình nhàm chán phô phang để thu hút khán giả. Dù sao thì phim ảnh cũng không phải là sàn diễn thời trang câu lạc bộ thể hình để các nhà làm phim ra sức nhồi nhét bắp thịt hay mông ngực còn diễn viên thì mặt ngây độn hay cười nói như con rối . Nói chung nhồi nhiều gái hot vào thì cũng ok vì gái hot nó tự nhiên đa số sinh ra dòm sơ cũng hot (nhiều đường cong do tạo hóa ban cho) chứ nhồi nhiều trai hot với cơ bắp lộ liễu quá thấy vô duyên nhạt nhẽo và try hard làm sao hehe (gái sinh ra tới tuổi dậy thì cơ thể mông ngực lập tức nảy nở, sau này chỉ cần tập cho bụng thon mông săn là được, còn giai thì khác – phải tập hết hơi để nó nổi lên cho vài múi. Tập gần chết mới được như vậy thì phải khoe thôi)  😛

This entry was posted on February 23, 2012. 6 Comments

Quick review: Tintin (You’d better run, better run, faster than my bullet)

1. Đầu tiên, để khởi động sẽ là phần khoe khoang bộ sưu tập giày da thú của tớ như một cách hâm nóng hay foreplay gì đó. Với 3 loại lông/da thú này, mơ ước phù phiếm của tớ đã gần như hoàn thành. Sau một mùa săn, ngôi hoa hậu đã thuộc về một chú da rắn có tên màu là “khaki” nhưng màu thực là những đốm đen đậm nhạt trên background vàng hơi ngã sang xanh lục  nhạt lung linh tinh xảo. Giày đi nhẹ và êm, như cử động mềm mại, uyển chuyển và nguy hiểm của loài rắn (thì ra rắn cũng sexy! hihi):

Mỗi đôi giày là một kỷ niệm. Để đoạt được em này, bạn phải là một thợ săn cừ. Không quản sớm khuya, bạn phải rình mò thật kiên nhẫn. Để rồi vừa nhìn thấy bóng dáng em, bản năng thợ săn trỗi dậy, điều gì đó như là tiếng sét ái tình, bạn mất một giây để quyết định “mình phải có cho bằng được em này”. Bạn check out bằng những ngón tay run rẩy vì sợ người khác sẽ nhanh tay hơn bạn (chỉ có 1 em rắn). Rồi đùng một cái. Màn hình hiện ra một ô màu đỏ chóe báo hiệu chuyện chẳng lành (i.e bị phỗng tay trên). Chưa kịp nhìn xem ô màu đỏ nói gì, bạn nhảy dựng lên la lối om xòm như một ngừi mất trí. Một giây trôi qua. Bạn nén lòng ngồi đọc lại dòng chữ trong ô đỏ. Thì ra sai số thẻ. Nhập lại ngay. Lần này mọi chuyện êm xuôi. Ngôi hoa hậu thuộc về bông hoa khó hái!

Trang  nhã và cổ điển với 2 màu đen trắng, thể loại “da lông” lần này có tên là lizard. Mùa săn hơn 1 tháng là biết bao bất trắc và hồi hộp. Một buổi sáng, như thường lệ, mình log in vào mạng vào cữ giờ quen thuộc (săn bắn tầm khoảng 7 giờ tới 8 giờ = 1 ngày mình có 1 giờ để get crazy) thì thấy chỉ trơ ra một đôi giày 90% off nhìn rất xấu xí và không thiết thực. Hàng họ hầu như chẳng còn gì. Nhưng đó chính là dấu hiệu của một sự chuyển đổi trong múi giờ. Họ đã họp chợ vào lúc mờ sương và một vài early birds đã catch the worm. Bạn là early bird không thôi chưa đủ, vì có nhiều đứa nó còn early birds hơn bạn gấp nhiều lần mặc cho mùa đông buốt giá! Mình tức tốc đổi giờ báo thức từ 6 giờ sáng thành 5 giờ sáng. Và kết quả là chú lizard này. Chú hiện ra lúc khoảng 5 giờ 41 phút sáng. Sau khi mình order xong, loạt hàng nóng tự nhiên biến mất không chút tăm hơi như một trò ma thuật. Đến mức mình tưởng mình bị hoang tưởng, phải check lại email với account confirm tới mấy lần. Mãi đến 6 giờ 01 chúng mới hiện ra trở lại và khi đó, cuộc chiến đã trở nên khốc liệt hơn gấp nhiều lần =))

Em này thì là dạng “bất chiến tự nhiên thành”. Sáng dậy sớm, mở laptop lên, phản xạ đầu tiên là ngó qua chứ không nghĩ là sẽ hái được hoa (giờ rình khi đó tầm khoảng 7h21′ mà khi đó mới khoảng 6 giờ hơn). Bỗng nhiên chộp được em này ($200 còn $20). Nên mình rất thương em. Vì em dễ dàng và bất ngờ như một cơn mưa chiều giữa tiết trời nồng nực! Lông của em mượt mà mềm mịn như lông của pony! Có lấy được em chẳng qua cũng vì em nằm vào ngày đầu tiên của việc chuyển múi giờ, nên bọn early birds kia chưa trở tay kịp mà thoai!

Nửa ballerina nửa gladiator, tiện cho việc đi bộ nhiều, em này có 2 màu mình ưa thích là camel-expresso :

2. Hết giày thì tới giỏ. Giỏ đây là mua giùm cho vài ngừi bạn ở VN. Khi đó, mình tới Loehmann’s nếu thấy thì lấy chứ ngày về cũng đã sát gần, chả hy vọng gì. Thử tưởng tượng, Việt kiều về, pà con nô nức ra sân bay đón, mà hàng họ chẳng có gì thì thật buồn lòng cho cả đôi bên. Thế nên, khi thấy Loehmann’s treo bảng label xanh và label đỏ đều giảm thêm 50% mình vội sà vào nghiêng ngó (thường thì label xanh = additional 50% off clearance, còn label đỏ = additional 25% off clearance). Thấy mình đi qua đi lại, con nhỏ ở quầy thu ngân ló mặt ra cười chào thân mật how are you thì mình cũng i’m fine thank you. Lượn vòng một chặp thì bắt được em này:

Lông thú mềm mại đẹp xắc xảo. Hình dáng thon bầu cầm rất vừa tay và duyên dáng. Khi mỏi thì chuyển sang đeo trên vai rất tiện lợi dễ dàng:

Mình vội cầm lên và cầm hẳn. Một bà Tàu nhỏ thó thấy mình lụm cái đó thì tức tốc lấy nốt em còn lại y chang, rồi tức tốc đi tính tiền. Đến bây giờ mình mới công nhận bà này thật pro!

Còn mình, cứ thích nhẩn nha, coi ngó, nâng lên đặt xuống. Một lát sau thì họ là đem ra thêm vài món nữa và mình dzớt luôn thêm  được em này:

Mình còn thích thú ướm thử một số em để thỏa mãn. Một bà Tàu khác thoạt đầu lấy cái giỏ đen của mình, sau đó đặt xuống. Mình quyết định lấy cái giỏ đen, khi xếp hàng tính tiền mở ra thì mới thấy nhãn ghi giá tiền đã bị xé rời khỏi giỏ (trước khi bà Tàu kia mân mó thì nhãn đó còn nguyên, như vậy chỉ có bà là ngừi đã xé nó ra. Thường thường, đi mua đồ trong tiệm, tốt nhất là đừng có đụng vào những nhãn mác này kia, dễ bị ngừi ta nghi mình có ý tà gian, mà ba cái hàng cao cấp này nó có tới 2,3 cái khóa chống trộm). Đang xếp hàng, bỗng nhiên mình nhìn thấy con nhỏ ở quầy thu ngân hồi này chào mình đi ra thay hết các bảng thông báo label đỏ từ 50% off xuống còn 25% off. Ối giời ơi, thật đúng là hem thể tin vào mắt mình được nữa! Mình vội chạy đến hỏi nó seo hồi nãy ta mua mới giảm 50% mà bi giờ thay đổi còn có 25%. Con nhỏ đó nói mày đang xếp hàng hả, thôi cứ xếp đi gòi lát nữa ta bớt cho 50%. Thế rồi, khi mình tới tính tiền, bà ở quầy thâu ngân trợn mắt hỏi ai cho mày xé label giá tiền ra, mình nói tui đâu có làm chiện đó, ai xé ra rồi tui đâu có biết gì. Bà này đổi sắc mặt cười nói vui vẻ khen 2 cái giỏ thật đẹp wé trời ơi. Sau đó con nhỏ kia tới nói bà off cho mình cái giỏ đen 50%, còn giỏ đốm da báo chỉ off có 25% vì họ không thể xuống hơn được nữa. Mình đành ngậm bồ hòn không muốn lôi thôi sợ nó nổi cáu lên đổi ý off hết 25% 2 cái thì Việt kiều về trống vắng. Sau đó mình về hỏi anh Bo em tưởng tiệm Mỹ thì nó đàng hoàng, lẽ ra chuyện giá cả phải thống nhất trước khi mở cửa hàng, làm gì có chuyện đang mở cửa mà đi đổi giá, chắc nó thấy em lượn vòng hào hứng, đeo thử 3,4 cái nó sợ em bốc hốt nên chạy ra đổi giá. Kiểu này là “mắm tôm đang ế ai hỏi đụng tới là lên giá ào ào” nhé! Anh Bo nói không có đâu, chẳng qua là system nó bị mixed up nên nó phải chỉnh lại! Dù sao thì bài học đó là “mua hàng phải trả liền tay” như cưới dzợ vậy thoai, đâu phải chỉ có trên online mới phải check out nhanh mà trong tiệm cũng y chang, như cái bà Tàu đầu tiên hồi nãy!

Trong Loehmann’s nó hay mở bài Pumped Up Kicks của Foster The People là một trong những bài favorite của mình. Bài này có nhịp điệu vui tươi, dồn dập hào hứng rất phù hợp với sàn catwalk. Thì ai có ngờ đâu nội dung bài nói về nạn súng đạn bạo lực học đường của trẻ vị thành niên, đại loại tác giả bài hát khi viết bài này đã “cố gắng đặt mình/chui vào đầu đứa bé đang ám ảnh chuyện cầm súng đi bắn người” – một hiện trạng không thể bỏ lơ trong xã hội Mỹ. Bưởi nào quan tâm tới vấn đề này có thể xem thêm phim Bowling for Columbine của Michael Moore. Bài hát này đã đưa Foster The People từ một ban nhạc vô danh lên thế giới phù hoa. Đặc biệt là khi nghe bài này người ta cảm thấy rất phấn khích, vui tươi nhộn nhịp, như lớp vỏ bọc sặc sỡ cho cốt lõi depressing , tăm tối và bạo lực bên trong:

Robert’s got a quick hand
He’ll look around the room
He won’t tell you his plan
He’s got a rolled cigarette hanging out his mouth
He’s a cowboy kid
Yeah, he found a six-shooter gun
In his dad’s closet hidden in a box of fun things
And I don’t even know what
But he’s coming for you, yeah, he’s coming for you

All the other kids with the pumped up kicks
You’d better run, better run, outrun my gun
All the other kids with the pumped up kicks
You’d better run, better run, faster than my bullet

…………………..

3. Thôi bi giờ tới lượt Tintin kẻo tội nghiệp em None cứ dzô đây hoài mà tàn gặp shopping híhí. Tintin 1 thì có tựa đề rất dài mà mềnh làm biếng quá nên cứ vết Tintin 1 đi cho nó gọn, vì Spielberg nay đang lên kế hoạch làm tiếp sequel cho phim này và nghe đâu ông sẽ đổi vai cho Peter Jackson: ở sequel thì Spielberg sẽ là nhà sản xuất, còn Peter Jackson làm đạo diễn.

Hồi nhỏ, thằng bạn hàng xóm của tui có bộ truyện tranh Tintin mặt mày vênh váo như là nó đang sở hữu một tài sản quý hiếm. Đọc xong là nó ra kể lại cho lũ nhóc trong xóm. Thời ấy nghèo. Giải trí cho con nít hầu như chẳng có gì. Không game không lego không iPhone iPad, điện thì đêm có đêm không nên coi tivi cũng khó. Nên mấy đứa trao đổi tranh truyện cho nhau. Tui có Mít Đặc thì nó có Tintin. Nên ánh sáng văn minh cũng len tới được.

Spielberg thì không như vậy. Ông biết tới Tintin cũng là nhờ đọc một bài review của một bạn Tây (French) về bộ phim Raiders of The Lost Ark rùi bạn này so sánh nó với Tintin, nên ông tìm đọc Tintin và dù không hiểu tiếng Pháp tiếng Bỉ gì nhưng chỉ cần coi tranh ông cũng đã nắm bắt được cái thần của câu chiện. Đến năm 1983, ông bắt đầu liên lạc với tác giả người Bỉ Hergé về việc đem Tintin lên màn ảnh rộng.Khi đưa Tintin lên màn ảnh với kỹ thuật motion capture (còn gọi là performance capture khi mà kỹ thuật này dính tới việc đưa những cử động và rung động tinh tế của ngón tay hay nét mặt của người thật lên thành digital model – nguồn Wiki) thì Spielberg cũng đã nhớ lại những biểu hiện cảm xúc qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tay chân của các nhân vật trong các khung hình của bộ truyện của Hergé và lấy đó làm guideline cho các diễn viên tham gia bộ phim.

Nói chung Tintin thì chắc đa số ai cũng coi rồi nên tui chỉ nói qua về dấu ấn của Spielberg trong bộ phim mà thôi. Ấn tượng của tui khi xem Tintin đó là đạo diễn phim này có lối kể chuyện rất rõ ràng, sáng sủa và mạch lạc, cực kỳ gần gũi với người xem. Bản thân Spielberg từng nói Tintin là một “Indiana Jones cho trẻ con”, nên phim Tintin của ông ngoài cốt truyện đơn giản, diễn biến vui tươi còn là sự háo hức trẻ thơ về một thế giới rộng mở hứa hẹn những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Steven Spielberg nổi tiếng là đạo diễn vừa được lòng giới hàn lâm vừa có những bộ phim ăn khách (nói theo kiểu VN là “thành công trong vừa cả nghệ thuật và thương mại”). Trong một bài trả lời báo chí gần đây, ông cho biết ông chỉ quyết định làm một bộ phim khi mà bộ phim đó có câu chuyện để kể. Tức là story phải hay. Còn nếu cốt truyện không có gì hay cốt truyện dở, không thu hút thì coi như bỏ. Ông cũng là người ưa thích lối kể chuyện theo trình tự, lớp lang, có trước có sau và chưa bao giờ có ý định làm những bộ phim theo kiểu “non-linear” tức là dạng phim đảo lộn mọi trật tự, trình tự của các sự kiện (Inception của Christopher Nolan là một ví dụ) mặc dù ông vẫn xem rất nhiều các bộ phim dạng đó. Có lẽ chính vì sự chọn lựa đặt story lên hàng đầu cùng cách kể chuyện mạch lạc, hấp dẫn đã biến Spielberg thành cái tên gắn lền với những bộ phim thu hút đông đảo người xem.

Khi quyết định làm phim về Tintin, Spielberg đã chọn performance capture làm medium (tạm dịch: phương thức) để chuyển tải câu chuyện của mình. Kỹ thuật này đã từng được áp dụng cho Lord of the Rings (Gollum), Beowulf, The Polar Express hay A Christmas Carol. Spielberg đã xem Tintin bản live action và không có ấn tượng gì với bản phim này. Theo ông, chỉ có motion capture mới đủ sức mạnh để mô tả và thực hiện thế giới phiêu lưu tưởng tượng của Tintin, khi mà người xem được quay về một thời điểm hãy còn “hoang sơ” của thế giới cùng những cuộc mạo hiểm bay bổng được khám phá bằng tinh thần tò mò háo hức của trẻ con. Khi áp dụng kỹ thuật này, đôi tay của ông rất rảnh do kỹ xảo đã được máy tính thực hiện nhưng trí tưởng tượng của ông lại phải làm việc rất nhiều để khai thác đến cùng sức mạnh của công nghệ. Chìa khóa thành công của Tintin 2011, đầu tiên phải kể đến sự chọn lựa phương thức thể hiện. Sau đó là sự kết hợp 3 tập trong bộ truyện Tintin là The Crab With the Golden Claws, The Secret of the UnicornRed Rackham’s Treasure để nhào nặn nó thành một câu chuyện thông suốt.

Nói nôm na thì motion capture là khoảng trung gian giữa live action và animation. Đối với một số khán giả, họ không thích kỹ thuật này. Họ nói motion capture làm cho nét mặt hay các biểu hiện của nhân vật mang vẻ gì đó giả giả, gượng gạo và creepy. Rằng cảnh trí coi cũng không tự nhiên, không thật. Nhiều người còn nói kỹ thật đó biến bộ phim trở nên “souless” xem chỉ toàn thấy kỹ thuật lạnh lùng nhân tạo mà thiếu vằng đi mối dây rung động của cảm xúc con người. Nhưng với tui, sự chọn lựa áp dụng motion capture của Spielberg cho Tintin là rất hợp lý và hoàn toàn không ảnh hưởng tới phần hồn hay cảm xúc của bộ phim. Thứ nhất, thế giới Tintin mà tui đọc khi hồi nhỏ cũng là thế giới của tưởng tượng và mộng mơ. Thế giới đó lại thuộc về một thời điểm đã xa trong quá khứ, nếu tái hiện lại bằng live action không khéo vừa tốn kém vừa gây thất vọng. Thứ hai, nhân vật chính của Tintin, cũng như Jurassic Park, là digital technology. Các nhân vật trong Tintin có tính cách đơn giản, không suy nghĩ quá nhiều, và cái đáng xem trong câu chuyện là cuộc phiêu lưu của họ cùng những sự kiện kỳ thú bất ngờ hơn là những dằn vặt suy nghĩ trong tâm tưởng. Câu chuyện con nít nên màu sắc tươi vui sôi nổi hài hước nên không cần tới các mối dây liên hệ rung động giữa mặt người tới mặt người. Spielberg còn cho biết chính kỹ thuật motion capture đã cho phép ông thực hiện một cú quay rất dài, dài tới mức thê lương với các pha hành động tơi bời (đoạn rượt đuổi bằng motor) không chút khó khăn trong khi nếu thực hiện cú quay “long shot” đó với live action thì đòi hỏi ông phải chèn vào rất nhiều digital tricks mới mang tới cảm giác như tất cả chỉ gói gọn trong một cú quay.

Là một người luôn quan tâm và đặt mình vào vị trí khán giả, Spielberg vừa kể chuyện vừa tìm cách làm sao cho khán giả hiểu được câu chuyện của mình. Chú chó trắng tuyết Snowy được tạo ra như một sidekick với Tintin – mọi chuyện nhìn qua mắt chú chó này nhiều khi thoáng nét ngơ ngác, thắc mắc, lạ lùng “không hiểu được” như tâm trạng của khán giả vậy. Tóm lại, Tintin là cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng, náo động được dẫn dắt bởi một người rất thích “vọc” công nghệ và kỹ xảo là Spielberg. Khi đọc các bài trả lời phỏng vấn của ông, không quá khó hiểu vì sao ông lại trở thành người được số đông ưa chuộng bởi lối suy nghĩ logic, mềm dẻo uyển chuyển và thực tế, bởi tinh thần sáng tạo, lạc quan và không hề e ngại những nếp nghĩ ép mình trong khuôn khổ hay những rào cản vô hình. Ví dụ, khi người ta hỏi ông là Tintin vốn chỉ nổi tiếng ở châu Âu còn ở Mỹ ít ai biết tới nhân vật đó thì ông có sợ thị trường Mỹ sẽ không chào đón bộ phim của mình không, ông đã trả lời thì mấy thằng Shrek hay Toy Story trước khi ra đời cũng có ai biết tới chúng nó đâu, chỉ sau khi ra đời mới được ưa chuộng rầm rộ đó thôi. Khi được hỏi ông có nghĩ rằng kỹ thuật 3-D sẽ thay thế cho hoạt hình 2D truyền thống hay không, ông nói rằng mỗi hình thức/kỹ thuật thể hiện đều phù hợp với riêng mỗi câu chuyện và chúng không thay thế lẫn nhau, vấn đề đó là biết chọn kỹ thuật nào cho câu chuyện nào. Khi được hỏi ông có ngại không khi mà cả 2 bộ phim ông làm là Tintin và War Horse đều ra rạp trong cùng một thời điểm e rằng 2 phim đó sẽ cạnh tranh lẫn nhau và chia sẻ phần khán giả của ông, ông đã trả lời cũng không lo, vì cũng đề tài đó nếu ông không làm thì người khác cũng làm, thể loại phim khác nhau sẽ có những đối tượng khán giả khác nhau, trăm người bán vạn người mua. Tinh thần thực tế, cởi mở và rộng mở cùng  sự tinh tế trong chọn lựa của Spielberg đã một lần nữa giải thích cho sự thành công của Tintin.

Riêng tui thì khoái nhất là cảnh con chó Snowy giành nhau giọt rượu bị căng phồg lơ lửng với ông thuyền trưởng nát rượu. Và cảnh bà hát opera gào lên cao chót vót làm vỡ lồng kính chống đạn kiên cố. Một bộ phin giải trí được làm đẹp đẽ, dễ chịu và hài hước!

Note: tất cả hình ảnh + thông tin liên quan tới Tintin được lấy từ các website khác nhau trên internet, nhiều nguồn quá nên không tiện ghi ra, mong các bạn thông cảm =))

This entry was posted on February 6, 2012. 12 Comments