The Girl Who Loves Shoes

pic: st

1. Trên chuyến bay từ Sàigòn về Cali hồi tháng 6, mình đã khóc khi ngồi lật coi một tạp chí về thời trang có in nhiều chữ Đại Hàn. Đó là quyển tạp chí của đứa cháu gái cho mình trước lúc lên máy bay với lời dặn dò “Dì phải coi quyển sách của con trước hết đó nha”. Cháu rất thích thời trang và những thứ có màu pink. Cuốn tạp chí nó đòi mẹ mua cho trong khi đi Diamond Plaza và đã xem hết trước khi truyền lại cho mình. Mới hồi sáng, hai dì cháu còn ngồi lập thời khóa biểu mùa hè này mỗi ngày sẽ làm gì, vậy mà bây giờ mình đang ở trên máy bay. Cảm giác chia ly rõ ràng khiến mình bật khóc.

2. Cũng không ngờ, bây giờ, mình sắp chuyển sang một công việc liên quan nhiều tới thời trang 😛 Thời trang, với mình, luôn luôn là một sở thích. Mình không để ý hay suy nghĩ tới điều đó lắm vì cho đó là một lẽ tự nhiên. Là con gái, đứa nào chả thích thời trang, thích tạo kiểu dáng áo này quần nọ (It’s not rocket science). Mãi tới sau này, khi đã lăn lộn qua nhiều môi trường mà tính chất công việc đa phần hoặc rất nghiêm túc hoặc căng thẳng và đòi hỏi sự sáng tạo, thì một công việc dính dáng nhiều tới fashion bỗng mang tới cho mình một cảm giác tươi mới và nhẹ nhõm, dù mình biết công việc nào rồi cũng sẽ có những mặt này mặt kia của nó. Hồi còn ở VN, mình có dịp gặp gỡ nhiều nhân vật làm trong ngành thiết kế thời trang và ở họ thường toát lên vẻ nhẹ nhàng  (nhưng vẫn) công nghiệp và những câu chuyện thường liên quan nhiều tới những từ như “cảm hứng, ảnh hưởng, bộ sưu tập, chất liệu, kiểu dáng” v.v Nói chung gần giống như một cuộc tán gẫu chia sẻ ngẫu hứng với bạn bè. Và thời trang, với cá nhân mình, nó cũng giống như một thú vui, một sở thích (phụ thêm) để giúp cho cuộc sống sinh động và phong phú dáng hình hơn.

3. Khi mình trở lại Cali, tỉ lệ thất nghiệp ở tiểu bang này là 9%. Nói nôm na, một vị trí nhỏ xíu vừa mở ra đã có hàng trăm lá đơn xin vệc bay ào ào tới. Những yêu cầu công việc đa phần là đòi hỏi cần phải có ít nhất từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm. Những trung tâm tìm kiếm việc làm đưa ra những lời khuyên kèm theo thực tế khá khắc nghiệt: khi một vị trí được đưa ra loan báo cần người trên public thì cũng có nghĩa là vị trí đó đã được “lấp đầy” từ nội bộ (người quen giới thiệu) vì cá nhân người tuyển dụng thích chọn người từ kênh “quen biết giới thiệu” hơn là go over hàng trăm hồ sơ để lôi ra một vài cái tên lạ hoắc mà họ không biết rõ. Trung tâm tìm kiếm việc làm khuyên các ừng cử viên nên tự tạo account trên mạng tuyển dụng Linkedin để thu hút bộ phận HR từ các công ty v.v Yeah, chúng ta đang sống trong thời buổi của networking! Nói chung, sau khi dự một buổi huấn nghiệp ở một trung tâm với rất nhiều những người làm những công việc professional kể cả rất nhiều manager bị mất việc làm, mình nhận thấy vẻ thất vọng hiện lên trên nét mặt của nhiều người. Mình khi đó cũng đang trên đường tìm việc, thời gian còn dồi dào rảnh rỗi, nên nơi nào mình cũng tới, để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại.

4. Sau khi tìm được một việc làm full-time dựa trên những kinh nghiệm có sẵn, mình vẫn tiếp tục tập trung thời gian còn lại để tìm kiếm việc làm đúng theo sở thích. Sau khi đã qua được giai đoạn “làm bất kỳ việc gì để tồn tại”, mình có những tiêu chuẩn nhỏ cho riêng mình: công việc có gần nhà hay không, công ty có benefit hay phúc lợi hay không, cở sở vật chất có hoành tráng sạch đẹp sang trọng hay không, công ty là một tập đoàn lớn hay do chủ người Việt Nam làm chủ, nhân viên ở đó có được sống và đối đãi cho ra con người hay không, văn hóa của công ty là gì… Ở quận Cam, cộng đồng Việt Nam khá mạnh và đông đúc, nên có nhiều vị trí đòi hỏi ứng cử viên phải thông thạo Anh-Việt nhưng cánh cửa ngỡ như dễ vào đó lại là một khe cửa hẹp – việc làm full-time cũng ít khi có vacation hay benefit, ít người nhiều việc, một người kiêm nhiều vị trí, chủ thì micro managing… Chưa kể tới nhiều chủ Việt Nam đăng báo tìm người nhưng khi ứng cử viên tới thì thái độ rất hách dịch kẻ cả như ban bố nói chung là rất rude hí hí. Cũng có nhiều nơi trả lời theo kiểu Việt Nam là “ok, anh (chị) cứ về chờ điện thoại gọi xếp lịch đi làm” rồi hem bao giờ gọi, có nơi nhận resume qua email qua fax lúc tới nơi bắt ngồi điền lại giấy tờ rất mất thời gian, có nơi thì manager toát lên phong cách giả dối đáng sợ kiểu như mặt bỗng nhiên tươi như hoa tươi cười rồi chợt tối sầm và nghiến răng ken két, có nơi thì yêu cầu công việc nghe qua rất dễ dàng dễ dãi như “có kinh nghiệm hay không kinh nghiệm đều được” nhưng người phỏng vấn thì đầu óc đầy thành kiến và kỳ thị v.v Tất nhiên cũng có nhiều người tốt và lịch sự tử tế mà mình may mắn gặp được nhưng sau những gì kinh qua trong hơn 1 tháng trời ròng rã rải truyền đơn, một điều mình dễ dàng nhận thấy khi đi phỏng vấn với chủ Việt Nam (đặc biệt khi người phỏng vấn là nữ/đàn bà) thì có rất nhiều người mang đầu óc kỳ thị kiểu “người đi trước kỳ thị thành kiến người đi sau” còn với người phỏng vấn là đàn ông thì mình nhận được offer khá dễ dàng =))

Tóm lại sau một trận càn quét trên chiến trường xin việc thì mình nhận ra rằng những quyển sách hay bài báo cẩm nang chỉ bảo kỹ năng phỏng vấn tìm việc thật ra cũng không có ý nghĩa gì nhiều. Người ta có turn down hay reject mình thì mình cũng đừng lấy đó làm buồn phiền hay thất vọng và đánh mất sự tự tin ở bản thân bởi vì một cuộc trò chuyện ngắn ngủi xem ra cũng chẳng giúp 2 bên tìm hiểu được gì sâu sắc cặn kẽ về nhau. Hoặc ấn tượng trò chuyện ban đầu có tốt tươi tới mấy mà khi vào làm không được việc thì cũng bằng thừa. Nên mình cứ tận dụng thời gian thả lỏng này để đào bới và thị sát tình hình, để sau này có nhìn lui thì cũng không có gì nuối tiếc.

3. Khi nộp đơn vào X, mình phải qua một vòng online application mất gần một tiếng đồng hồ để điền các form và làm một bài tập nhỏ khoảng 50 câu về cách xử lý tình huống và thể hiện personality. Đây là một dạng bài tập mở với khoảng 5 giải pháp khác nhau cho 1 tình huống. Điều đáng nói là cả 5 giải pháp đều dường như có thể chấp nhận và (có lẽ) chỉ có 1 giải pháp là đúng nhất. Hay đối với những câu hỏi về sở thích, đam mê hay nguyên tắc làm việc, thì mình chọn những đáp án thể hiện interest hay (ý chí quyết tâm) thật mạnh mẽ như Absolutely hay Never, nói chung là phải đẩy tới mức tận cùng thay vì lưng chừng do dự. Tóm lại là mình thích cách tuyển dụng này vì ít ra nó cũng thể hiện được một chút gì đó về ứng cử viên nếu như nhà tuyển dụng thật sự có đọc hồ sơ của họ.

Sau đó khoảng 2 ngày thì mình nhận được email cho hay mình đã qua được vòng hồ sơ và mình sẽ tự chọn một giờ hẹn để phỏng vấn qua điện thoại. Là một người nhập cư, mình không thích lắm kiểu phỏng vấn qua điện thoại nhưng mình cũng vào điền vì đã lỡ lên lưng cọp rồi hihi. Cuộc phỏng vấn over the phone từ Seattle kéo dài khoảng 15 phút, trước đó, mình chỉ có một sự chuẩn bị là mò lên website của công ty đọc ngấu nghiến các thông tin về nó để sau đó còn nói chuyện. Sau một phút đầu ngượng ngập, mình đã vào guồng và chia đều các câu trả lời theo một công thức sẵn có: một nửa gồm các thông tin lạnh lùng về công ty và nửa còn lại là những suy nghĩ chân thành từ bản thân mình. Một nửa là những cái chung chung hay những kiến thức nền tảng và một nửa sẽ là thể hiện cái tôi cá nhân với những tình cảm đam mê và sở thích rất con người, trong đó mình có nói “làm việc cho một công ty Mỹ với những tiêu chuẩn của nó luôn là mơ ước của tôi” =)) Sau đó, người phụ nữ phỏng vấn mình cho hay mình đã pass và bà sẽ gởi một email thông báo địa điểm phỏng vấn face to face cùng đường link để làm background check. Cuộc phỏng vấn được thực hiện sau đó 2 tuần.

4. Trước ngày phỏng vấn mình lên google tìm hiểu các câu hỏi thì nhận ra nếu không có sự sự chuẩn bị rất có thể bạn sẽ lúng túng hoặc rơi vào tình trạng nói năng quanh co vòng vèo. Cái này cũng giống như việc làm homework vậy, phải có bột mới gột nên hồ. Chẳng hạn họ đưa ra một định nghĩa nào đó rồi bắt mình định nghĩa thì phải tìm hiểu qua sách vở để nói năng bài bản hợp lý. Nhiều chiến hữu trên google đưa ra lời khuyên đơn giản “Just be yourself” nhưng mình nghĩ lời khuyên này chỉ nên áp dụng vào phong thái còn về thông tin thì phải chuẩn bị kĩ càng.

Có tất cả gần 10 managers trong một căn phòng rộng và khoảng 15 ứng cử viên. Ai nấy đều ăn mặc lịch sự thời trang trông thật vui mắt. Mặt mày ai cũng vui tươi với nụ cười trên môi. Một manager có 3 phút giới thiệu về mình và công việc của họ còn có 1 bà manager chung chung thì đi vòng quanh hỏi chuyện người này người nọ nói chung là small chat. Không khí khá thư giãn. Tuy bà manager chung chung đó chỉ đi loanh quanh tán gẫu vu vơ nhưng mình cũng cố gắng tham gia câu chuyện cà kê, đặt vài câu hỏi và bà đó đã nói đùa “tên của cô là một loài cây đẹp” =))

Sau đó thì họ bắt cặp cho mỗi manager phỏng vấn 1 người nơi bàn riêng, ai chưa bắt cặp được thì ngồi đợi. Căn phòng bỗng nhiên râm ran ồn ào như chợ vỡ. Vòng phỏng vấn đầu mình gặp một người đàn ông lịch sự trong bộ veston màu đen. Ông này hỏi những câu hỏi hầu như chính xác với những gì mà bọn trên google đã mách nước nên mình trả lời khá trôi chảy (nếu không chuẩn bị hoặc không có kinh nghiệm sẽ rất khó trả lời). Mình cũng cố gắng nói nhiều và có những câu hỏi mình tự trả lời theo những chiêm nghiệm cá nhân bên cạnh phần thông tin cứng. Câu chuyện khá cởi mở. Ông ta hỏi mình có điều gì mình không thích từ công việc/công ty cũ, và mình trả lời là chẳng có gì, tôi đã học được rất nhiều từ đó. Câu này nghe qua có vẻ sáo rỗng nhưng mình hoàn toàn thành thật vì mình không bao giờ ôm giữ những sầu hận uất ức trong người và luôn nhìn nhìn thấy điều tích cực trong tiêu cực để vươn lên mà sống. Hơn nữa, chính những kinh nghiệm đó đã giúp tạo nên cho mình thành mình của hôm nay thì làm sao lại nói là ghét bỏ cho tâm can nặng nề? Sau đó ông này đưa cho mình một bảng mô tả công việc chi tiết và hỏi mình về giờ giấc đi làm rồi mình có muốn hỏi gì ông ta hay không. Thế là mình cũng hỏi ông những câu hỏi khá cá nhân như những ngày đầu anh mới vào làm cùng những thử thách và bỡ ngỡ này kia v.v Sau vòng 1, mình còn thêm 1 vòng phỏng vấn nữa với manager nữ tiếp theo.

Những câu hỏi đa phần giống nhau từ cả 2 managers nhưng mình cố gắng trả lời khác nhau để từ đó họ sẽ có những thông tin không bị trùng lặp và có một cái nhìn đầy đủ hơn. Họ cho biết sẽ trả lời sau 7 business day. Cuộc phỏng vấn này kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tổng cộng thời gian từ lúc nộp hồ sơ tới khi nhận được offer (nếu được) là khoảng 1 tháng – khá dài. Ấn tượng của mình là họ làm rất bài bản, chuyên nghiệp, từng bước một đâu ra đó, và trước một cuộc phỏng vấn hay bổ túc hồ sơ luôn có người gọi điện thoại nhắc trước 1 ngày.

Tuần sau đó bà manager ở văn phòng cũ gọi cho mình cho hay là người ở công ty X gọi bà để lấy reference nhưng bà không có mặt ở đó. Cô thư ký hẹn lại Thứ Sáu và X đã chụp được bà sau 2 cuộc gọi (bà này rất thương mình và liên lạc thường xuyên). Còn thêm một manager khác ở công ty thứ hai mà mình từng làm việc. Bà này cũng nice và tốt bụng nhưng lại rất ghét nghe điện thoại và có thói quen không trả lời message hay ignore điện thoại nếu như người gọi là người lạ nên mình không biết chuyện sẽ ra sao. Bà này khi kêu mình quay lại làm việc từng khen mình là “hard working and honest” nhưng lâu rồi không gặp nên mình cũng đâm ra ngại gọi để hỏi han tình hình.

Ngày thứ 7 trôi qua chờ đến 5 giờ chiều mà chẳng thấy điện thoại từ X nên mình yên tâm là mình đã rớt và đi bơi. Khi trở về check điện thoại thì có 2 missed calls lúc 5 giờ rưỡi. Chính là số từ X.

Và bây giờ thì mình đang sửa soạn để Thứ Năm này đi dự buổi orientation cũng là buổi họp mặt đầu tiên sau đó sẽ là key training, sau khi hoàn tất thêm một số thủ tục giấy tờ online. So excited hihi 😛

Post tấm hình em Fox lên cho rạo rực =))

4 thoughts on “The Girl Who Loves Shoes

  1. Chúc mừng bạn Pink. Be “rạo rực” luôn luôn là điều tích cực 😉
    Mà bạn Pink làm job mới liên quan đến thời trang thì sẽ được đọc thêm nhiều về thời trang nữa đây. Thích 🙂

  2. – Đầu tiên là chúc mừng chị Pink. Ôi giời thời buổi bây giờ kiếm đc việc đã khó, còn kiếm đc việc mình yêu thích thì đúng là nhất chị Pink.

    – Em ko hiểu lắm đối với cái vụ phỏng vấn mà chị kể là 2 vòng đôi khi có câu hỏi trùng lặp mà chị cố ý trả lời khác đi. Mặc dù chị có giải thích chị làm vậy là để cho họ có thêm clues mà đánh giá personality của chị đc toàn diện hơn, nhưng mà em cũng hem hiểu ý của chị lắm. Nếu em mà là cái người phỏng vấn chị ở vòng 2, hỏi 1 vài câu giống vòng 1 mà thấy chị trả lời hem khớp là em sẽ nghĩ chị ko trung thực. Chính vì chị make up câu trả lời nên chị hem có nhớ lần 1 trả lời cái gì nên câu trả lời nó khác quắc.

    – Chị Pink trước giờ là shopaholic nên làm lĩnh vực thời trang thì thôi đúng là nghề của nàng rồi. Mà mỗi tội…. trai ngành này toàn gay hem à. Biết làm sao bi chừ hả chị Pink . Huhu

    – Fox là em nào??? Haha, đùa thôi. Tại em này giờ chìm nghỉm ai thèm quan tâm nữa.

    – Chúc mừng chị Pink lần nữa nè 🙂

  3. Thanks em hihi 😛
    Trả lời khác nhau được chứ, vì đó là những câu hỏi nghiêng về tình huống hoặc ví dụ – một tình huống khó khăn nào đó thì mình giải quyết ra sao, hay thế nào là team work là multitask- nếu chị từng làm 2 job khác nhau ở 2 công ty khác nhau thì tính chất team work… ở mỗi nơi sẽ khác nhau tùy theo công việc.
    chị cũng biết chuyện so sánh giữa các câu trả lời (ăn khớp), nên cái nào thuộc về fact thì chị vẫn trả lời nhất quán, còn nếu câu hỏi mở thì trả lời khác nhau vẫn ok và không gây nhàm chán đơn điệu.Hơn nữa khi trả lời thì nên tránh nói dông dài sợ người nghe sốt ruột, nên họ hỏi ý nào chị trả lời ý đó thôi, ngắn gọn đầy đủ. Ở vòng over the phone thì khi muốn nói dài chị có nói trước “firstly, secondly”…để họ chuẩn bị tinh thần =))
    **Về em Fox: chị bi giờ chìm hay nổi chi thì cũng rứa, vấn đề là nó có long legs high heels hí hí 😀

Leave a comment